Trang chủ Lịch Sử Lớp 7 Câu 1: Nêu những nét chính về tình hình thủ...

Câu 1: Nêu những nét chính về tình hình thủ công nghiệp thời Lê Sơ? Câu 2: Tình hình Giáo dục thời Lê sơ? Câu 3: Tình hình Pháp luật thời Lê sơ? * 3 câu 60đ

Câu hỏi :

Câu 1: Nêu những nét chính về tình hình thủ công nghiệp thời Lê Sơ? Câu 2: Tình hình Giáo dục thời Lê sơ? Câu 3: Tình hình Pháp luật thời Lê sơ? * 3 câu 60đ ạ, nhanh nhất em cho ctlhn ạ

Lời giải 1 :

Câu 1: Nêu những nét chính về tình hình thủ công nghiệp thời Lê Sơ? 
- Nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng ra đời. Thăng Long là nơi tập trung nhiều làng nghề thủ công nhất.
- Các công xưởng do Nhà nước quản lí gọi là Cục Bách tác chuyên sản xuất đồ dùng cho vua, vũ khí, đúc tiền
Câu 2: Tình hình Giáo dục thời Lê sơ? 
- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc Tử Giám ở kinh thành Thăng Long.
- Mở nhiều trường học ở các đạo, phủ đều có trường công.
- Hằng năm, mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số người dân đều có thể đi học trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
- Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế. Nội dung học tập và thi cử là sách của đạp Nho.
- Giáo dục, thi cử quy củ, chặt chẽ thông qua 3 kì thi: Hương, Hội, Đình.
Câu 3: Tình hình Pháp luật thời Lê sơ? 
- Lê Thánh Tông ban hành bộ luật Hồng Đức.
- Nội dung của Bộ luật:
+ Bảo vệ quyền lợi của vua và hoàng tộc
+ Bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến
+ Bảo vệ chủ quyền quốc gia. Khuyến khích sản xuất phát triển kinh tế. giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 
+ Bảo vệ 1 số quyền lợi của phụ nữ
=> Đây là Bộ luật thể hiện sự phát triển mới trong luật pháp nước ta. Nó thể hiện tinh thần dân tộc và nhân đạo sâu sắc, mang lại nhiều tư tưởng tiến bộ.

                                                                                                                                               

@vubichdung2512

mong được ctlhn ạ   

Thảo luận

Lời giải 2 :

@phongnha5i

câu 1

Những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê Sơ:

Vua quan thời Lê Sơ đã có những chính sách tích cực để phát triển kinh tế:

  • Nông nghiệp:
    • Đặt các chức quan chuyên lo về nông nghiệp: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ.
    • Thực hiện phép quân điền.
    • Chú trọng việc khai hoang.
    • Cấm giết trâu, bò; điều động dân phu mùa cấy gặt.
  • Thủ công nghiệp
    • Các ngành nghề thủ công truyền thống ở các làng, xã phát triển: Kéo tơ, dệt lụa, đúc đồng…
    • Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp ra đời: Bát Tràng làm gốm; Làng Vân Chàng rèn sắt…
    • Các xưởng thủ công do nhà nước quản lý (Cục bách tác)
    • Nghề khai mỏ được đẩy mạnh: Mỏ đồng, vàng…
  • Thương nghiệp:
    • Trong nước: Khuyến khích họp chợ, mở chợ mới. Đúc tiền đồng...
    • Ngoài nước:  Duy trì việc buôn bán với nước ngoài. Một số của khẩu kiểm soát chặt chẽ.
  • Kết luận: Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê, nhờ tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nhân dân, nền kinh tế nhanh chóng được phục hồi và phát triển, đời sống nhân dân các tầng lớp được cải thiện, xã hội ổn định. Đó là biểu hiện sự thịnh vượng của thời Lê sơ.

câu 2

- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long; ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.

- Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Đạo Nho chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.

- Thời Lê sơ (1428 - 1527), tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.

câu 3

- Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới mang tên là Quốc triều hình luật (thường gọi là  luật Hồng Đức).

- Nội dung chính của bộ luật:

+ Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc

+ Bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. 

+ Bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc

+ Bảo vệ một số quyền của phụ nữ.

xin hya nhất ạ

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247