Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Viết 1 bài văn nghị luận về tình trạng nghiện...

Viết 1 bài văn nghị luận về tình trạng nghiện game câu hỏi 4407882 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Viết 1 bài văn nghị luận về tình trạng nghiện game

Lời giải 1 :

Chào em, với đề bài đó, em tham khảo gợi ý:

  1. Mở bài

- Game online là trò chơi thời thượng và rất phổ biến trong xã hội ngày nay.

- Giới trẻ dễ sa vào nghiện game online và số người nghiện game online ngày càng có chiều hướng gia tăng.

- Nghiện game online rất nguy hại cho bản thân, gia đình và xã hội.

  1. Thân bài:

- Thế nào là game online?

+ Game online – trò chơi trực tuyến (rất quyến rũ, lôi cuốn người chơi đặc biệt là giới trẻ bởi nội dung phong phú, đa dạng, li kì huyền ảo, hấp dẫn…).

+ Game online – bản thân nó không phải một điều xấu (cũng đem lại cho người chơi nhiều lợi ích như: giải trí, xả bớt căng thẳng, giết thời gian rảnh rỗi, thể hiện cá tính, mở rộng mối quan hệ, nhưng cái tiêu cực mà nó mang đến lại vô cùng nguy hại, ảnh hưởng rất lớn đến tâm hồn, thể xác của giới trẻ…).

- Tình trạng nghiện game online của giới trẻ hiện nay: Giới trẻ hiện nay đã tìm đến game online và số người nghiện chúng ngày càng đông (coi chúng là bạn đồng hành, là niềm vui, sự sống… không thể thiếu, không thể xa rời; họ quên đi thế giới của thực tại, không quan tâm đến mục đích, lí tưởng, ước mơ, khát vọng sống mà chìm đắm trong thế giới ảo để đến với những mục đích, lí tưởng, ước mơ chỉ có trong thế giới của cổ tích).

- Nguyên nhân:

+ Xã hội:

+) Xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu giải trí của giới trẻ (chưa có nhiều sân vận động, nhà văn hóa, chưa có sân chơi công cộng với những trò chơi bổ ích, hấp dẫn, có tổ chức, có chương trình phong phú, phù hợp với thị hiếu, với lứa tuổi, với thời đại…).

+) Game online ngày càng phát triển vượt bậc (do xã hội ngày càng phát triển, công nghệ thông tin ngày càng được nâng cao đáp ứng, thỏa mãn như cầu chơi của giới trẻ).

+) Xã hội chưa có biện pháp hữu hiệu để quản lí các quán Internet và các hoạt động của họ, chưa kiểm soát được nội dung các game online…

+) Game online đã trở thành trào lưu của xã hội hiện đại, có sức mạnh nội lực ghê gớm (có nhiều ưu thế mà các loại trò chơi khác không có được. Khi chơi có cả một cộng đồng cùng chơi bất kể họ đang ở đâu. Đặc biệt game online sử dụng công nghệ thông tin, công nghệ mạng Internet để thiết kế… Nó hút hồn tất cả những ai không thật bản lĩnh, không thật vững vàng, thiếu sự hiểu biết, thiếu sự định hướng của xã hội, của những người có trách nhiệm…).

+ Gia đình: bận rộn, không kèm cặp được con cái, nuông chiều con, thiếu hiểu biết về game online (thái độ không đúng mực, không giúp con nhận thức đúng cũng không định hướng được cho con về mục đích chơi…).

+ Bạn bè: rủ rê, lôi kéo, dụ dỗ…

+ Bản thân:

+) Muốn tự khẳng định mình nhưng chưa có kinh nghiệm sống, rất dễ bị cám dỗ bởi những trò chơi mới lạ…

+) Có cá tính, khôn ngoan, năng động, thích khám phá, hệ thống tư duy chưa được định hình, thiếu hiểu biết, ham chơi, dễ bị lừa phỉnh, thiếu bản lĩnh…

+) Buồn chán do không được quan tâm, bị bỏ rơi hay có cảm giác bị bỏ rơi, hoặc bị mắng mỏ, hắt hủi, bị chê bai, hay gặp những chuyện buồn trong cuộc sống…

- Hậu quả:

+ Tốn kém thời gian, tiền bạc, lơ là học tập…

+ Sức khỏe bị suy giảm dẫn đến suy nhược cơ thể, sinh nhiều bệnh nguy hiểm (trong đó có những căn bệnh về thần kinh rất tốn tiền điều trị, mất thời gian, khó chữa, có trường hợp dẫn đến cái chết…).

+ Bị tha hóa (khiến người ta quên đi tất cả, hờ hững xa lánh người thân, tính khí thất thường, ảnh hưởng đến phát triển nhân cách, băng hoại đạo đức, có thể dẫn đến phạm tội…).

+ Nhầm lẫn thực ảo, xa rời thực tế, ít quan tâm đến đời sống thực…

+ Nguồn nhân lực lao động trong tương lai bị giảm sút, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội…

- Biện pháp phòng chống:

+ Giáo dục giới trẻ sống lành mạnh, có lý tưởng, biết ước mơ và khao khát biến ước mơ thành hiện thực…

+ Giúp họ nhận thức đúng đắn mục đích, ý nghĩa của việc sử dụng game online.

+ Nhà nước phải có những quy định chặt chẽ, có hệ thống về sản xuất chương trình, về dịch vụ kinh doanh game online và giám sát việc thực hiện có hiệu quả…

+ Gia đình dành thời gian quan tâm, chăm sóc, yêu thương, chia sẻ, cảm thông, tôn trọng con cái; không nuông chiều vô lối, cũng không quá khắc nghiệt, không ép con học quá sức…

+ Không lập tức cấm cản bằng thái độ gay gắt, hoặc quát mắng hay dùng vũ lực, dành nhiều thời gian gần gũi, khuyên bảo, quan tâm, giám sát, đưa đến các chuyên gia tư vấn và phòng khám tâm thần để điều trị…

+ Nhà trường động viên, giúp trẻ nhận thức được mặt tiêu cực của nghiện game online, giúp trẻ hòa nhập, vui chơi với các bạn cùng trang lứa, khích lệ các em làm những việc có ích…

- Đề xuất: 

+ Xã hội cần quan tâm đến giới trẻ (tạo điều kiện cho họ có nhiều chỗ vui chơi, giải trí và được vui chơi, giải trí lành mạnh, giúp họ bộc lộ cá tính, năng lực một cách tự nhiên…

+ Chương trình học cần giảm tải, phương pháp dạy học tích cực (phát huy niềm đam mê học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Không tạo ra áp lực khiến học sinh chán nản dễ đẩy các em tìm đến game online để giải tỏa).

+ Các bậc cha mẹ cần quan tâm đến con cái nhiều hơn…

- Ý nghĩa của việc giúp mọi người nhận thức đúng đắn về game online:

+ Làm chủ được bản thân, không mắc nghiện.

+ Khai thác được mặt tích cực của game online: giải trí, rèn tư duy, xả stress…

3. Kết bài:

- Nghiện game online là đáng chê trách.

- Muốn dân giàu, nước mạnh, cuộc sống bình yên, hạnh phúc mỗi cá nhân phải sống cuộc sống lành mạnh, chăm chỉ học tập, lao động, vươn tới mục tiêu sống có ích…

Thảo luận

Lời giải 2 :

Bài làm

     Trong cuộc sống hiện đại thời nay làm việc với máy móc điện thoại máy tính bây giờ là rất cần thiết, song hành với những chiếc điện thoại và máy tính là những ứng dụng và các trò chơi điện tử. Game online đang là thứ không quá xa lạ với chúng ta bây giờ tuy nhiên không game không phải lúc nào tốt chúng ta không thể phủ nhận trò chơi điện tử đem lại sự sáng tạo và giải trí , tuy nhiên ngày nay trò chơi điện tử ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của chúng ta , đặc biệt là các bạn học sinh.

   

     Trò chơi điện tử là những trò chơi giải trí trên mạng. Đó là một thú vui tiêu khiển rất phổ biến của người trẻ hiện nay, chỉ cần có một máy tính có kết nối mạng là có thể chơi bất cứ trò gì mình thích.

     Trò chơi điện tử mang tính giải trí rất cao, vì thế nó đã cuốn hút không ít bạn trẻ. Không thể phủ nhận mặt tích cực của trò chơi điện tử đã giúp học sinh giải tỏa căng thẳng sau những giờ học mệt mỏi ở trường, giảm stress, lấy lại tinh thần, năng lượng để học tập và làm việc. Trò chơi điện tử lại là một phương tiện giải trí không tốn nhiều tiền, người chơi ở bất kì độ tuổi nào cũng có thể tìm cho mình trò chơi phù hợp với các mức độ khó dễ khác nhau. Hơn nữa, trò chơi điện tử cũng yêu cầu chúng ta phải vận dụng đầu óc một cách linh hoạt. Nếu biết chơi một cách hợp lí, trò chơi điện tử sẽ phát huy đúng tác dụng của nó, là một công cụ hữu ích giúp chúng ta giải tỏa áp lực, căng thẳng.

     Tuy nhiên, nếu chơi vượt quá mức độ phù hợp, chúng ta dễ dàng trở thành những con nghiện của trò chơi điện tử. Giống như con dao hai lưỡi, trò chơi điện tử cũng có những mặt hại khó lường được hậu quả. Trò chơi điện tử có ở khắp mọi nơi, từ máy tính đến điện thoại, ipad... Trước sức cám dỗ ghê gớm của nó, nhiều học sinh đã không thể kháng cự. Những quán net mọc lên nhiều như nấm sau mưa, đi qua có thể dễ dàng bắt gặp những học sinh đang say mê với trò chơi của mình, nhìn màn hình máy tính như có một sức hút lạ kỳ. Các bạn chơi đến quên ăn quên ngủ nên thường mệt mỏi, chán nản, hậu quả là bỏ bê học hành. Một số học sinh còn trốn học đi chơi điện tử, ảnh hưởng đến các bạn khác và làm cha mẹ, thầy cô buồn lòng. Một khi đã quá sa đà vào trò chơi điện tử thì sẽ không có lối ra. Trò chơi điện tử không chỉ làm tốn thời gian tiền bạc mà còn đạo đức của học sinh suy tồi. Nhiều bạn vì để có tiền chơi điện tử mà nói dối, ăn trộm tiền của bố mẹ. Chúng ta đã chứng kiến trên tivi, báo đài tin tức những bạn học sinh độ tuổi chỉ từ mười ba đến mười tám, nghiện trò chơi điện tử đến mức giết người cướp của, thậm chí để có tiền, các bạn còn nỡ xuống tay với cả những người thân yêu bên cạnh mình. Hiện trạng đó làm cho toàn xã hội phải bức xúc, nhà trường, phụ huynh, thầy cô và những người làm công tác giáo dục phải trăn trở, suy nghĩ. Vậy là từ mục đích chỉ để giải trí, trò chơi điện tử đã hủy hoại sức khỏe cùng đạo đức của học sinh, trở thành một vấn đề cấp thiết khiến toàn xã hội quan tâm.

     Để trò chơi điện tử không ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân, chúng ta cần biết sắp xếp thời gian chơi một cách hợp lý: chỉ chơi sau giờ học, mỗi lần từ 30’ đến một tiếng. Các bạn cũng nên đặt học tập nên hàng đầu, tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp. Nhà trường cũng nên tổ chức những sân chơi bổ ích cho học sinh, có sự kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh để theo dõi giờ giấc học tập của con em. Bản chất của trò chơi điện tử không xấu, nó ảnh hưởng như thế nào phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta.

     Tuổi trẻ là tuổi của đam mê, sức sống. Đừng chôn vùi bản thân trước những màn hình to nhỏ của điện thoại, máy tính, đừng làm chết mòn tâm hồn bằng những thú vui tiêu khiển. Hãy gặp gỡ và giao lưu với nhiều người hơn, hãy tìm niềm vui ngay trong chính cuộc sống giản đơn của mình chứ đừng chạy theo thế giới ảo mộng hão huyền.

Chúc bạn học tốt!

$#NMQ-CUBER$

HOIDAP247

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247