Câu 1:
- Công dân là cá nhân, con người cụ thể, có năng lực pháp lí và năng lực hành vi, có các quyền và nghĩa vụ theo các quy định pháp luật của một quốc gia.
- Căn cứ theo pháp lí để xác định công dân của một nhà nước nhất định là quốc tịch của người đó.
- Quan hệ giữa Nhà nước và công dân được quy định tại Điều 2 của Luật Quốc tịch Việt Nam 1988 và vẫn tiếp tục được sửa đổi, bổ sung qua các Luật Quốc tịch Việt Nam sau này. Quan hệ giữa nhà nước và công dân là quan hệ thống nhất về quyền và nghĩa vụ pháp lý, được khẳng định bằng hiến pháp và cụ thể hóa thông qua các quan hệ pháp luật.
Câu 2:
* Quyền cơ bản của công dân:
- Các quyền về chính trị của công dân: công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và công dân từ đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân; công dân có quyền tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội, tham gia vào việc thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, của địa phương;….
- Quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội của công dân: công dân có quyền được bảo đảm về an sinh xã hội; có quyền được làm việc, lựa chọn nghề nghiệp và nơi làm việc; công dân có quyền có nơi ở hợp pháp; công dân có quyền đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước.
- Công dân có quyền tự do về ngôn luận, có quyền tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội; công dân nam và nữ đều bình đẳng về mọi mặt;…
* Nghĩa vụ của công dân:
Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, có nghĩa vụ tham gia bảo vệ tổ quốc, có nghĩa vụ tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân; có nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật; tham gia vào việc bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và chấp hành theo những quy tắc sinh hoạt công cộng,…
* Là học sinh, em cần:
- Chăm chỉ học tập.
- Nghe lời ông bà, cha mẹ.
- Làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.
- Tham gia các phong trào thi đua học tập tốt do lớp trường tổ chức.
- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- .....
câu 1
- Công dân là sự xác định một thể nhân về mặt pháp lý thuộc về một nhà nước nhất định. Nhờ sự xác định này con người được hưởng chủ quyền của nhà nước và được nhà nước bảo hộ quyền lợi khi ở trong nước cũng như ở nước ngoài; đồng thời cũng phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định đối với nhà nước.
- Như vậy, khái niệm công dân gắn liền với khái niệm quốc tịch. Quốc tịch là mói liên hệ bền vững của một thể nhân với một nhà nước nhất định. Quốc tịch Việt Nam là căn cứ duy nhất để xác định một người là công dân Việt Nam.
- Quan hệ giữa nhà nước và công dân là quan hệ thống nhất về quyền và nghĩa vụ pháp lý, được khẳng định bằng hiến pháp và cụ thể hóa thông qua các quan hệ pháp luật. Trong khoa học pháp lý, quốc tịch là một khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ giữa cá nhân với một nhà nước nhất định, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm Nhà nước đối với công dân của nước đó.
Câu 2:
- Công dân có các nghĩa vụ như: trung thành với Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc, lao động, học tập, đóng thuế và lao động công ích, tuân theo Hiến pháp và pháp luật..
Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.
Nguồn : kiến thứcLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247