Mỗi năm khi Tết đến xuân về, người dân nước ta lại hồ hởi tham gia vào tết trồng cây do nhà nước phát động. Đó là hoạt động thường niên suốt bao lâu nay, mà khởi điểm là từ lời khuyên dạy của Bác Hồ qua hai câu thơ:
Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Trong hai câu thơ đã xuất hiện cùng lúc hai từ “xuân” nhưng nó lại mang nghĩa khác nhau. Từ xuân ở câu thơ thứ nhất chỉ mùa xuân của đất trời – khi cây cối đâm chồi nảy lộc. Còn từ xuân ở câu thơ thứ hai đã được hoán dụ, chỉ sự phát triển tươi tốt, tươi đẹp, tràn đầy sức sống. Qua hai câu thơ ấy, Bác Hồ đã khẳng định tầm quan trọng của việc trồng cây – hành động giúp cho đất nước thêm tươi trẻ, phát triển, như là đang bước tới mùa xuân của chính mình vậy.
Vào những năm ấy, đất nước ta vừa bước qua hai cuộc chiến tranh lớn với nhiều đau thương, mất mát. Cuộc sống dần trở về quỹ đạo. Cũng là lúc ấy, diện tích rừng cây của nước ta giảm mạnh. Những đất trống đồi trọc tràn lan như nấm sau mưa. Nó đã dẫn đến những hậu quả khôn lường. Bởi rừng cây có vai trò vô cùng to lớn và quan trọng. Chính rừng cây giúp thanh lọc không khí, cung cấp oxi – đảm bảo một bầu không trong lành. Rừng cây giúp hạn chế phần nào tác động của thiên tai như sạt lở đất, lũ lụt. Rừng cây cung cấp nguồn tài nguyên lớn, hỗ trợ sinh hoạt, sản xuất. Rừng cây còn là nơi để nghỉ dưỡng, tham quan, du lịch. Và còn nhiều hơn thế nữa. Chính vì thế, Bác nhận định được tầm quan trọng của trồng cây. Đồng thời khẳng định rằng, nếu chúng ta tích cực trồng nhiều cây, thì hành động ấy sẽ giúp cho đất nước thêm sức sống, phát triển. Từ đó, chiến dịch Tết trồng cây được Bác phát động.
Cho đến nay, việc trồng cây gây rừng vẫn luôn được chú trọng và phát huy không ngừng. Vâng theo lời Bác, người dân hăng hái tham gia trồng cây, không kể xuân hè. Các hoạt động chăm sóc, bảo vệ cây cối cũng được quan tâm hơn. Những buổi, những sách báo mang tính tuyên truyền về ích lợi, giá trị của việc trồng cây cũng được xuất hiện khắp nơi. Cùng với đó, việc khai thác nguồn tài nguyên này cũng được chú trọng. Việc khai thác cây rừng được quy hoạch rõ ràng, theo lộ trình thích hợp. Không khai thác bừa bãi, phung phí, chặt một thì trồng mười. Nhờ đó, lượng đất trọc được phủ xanh ngày càng tăng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự thấm nhuần được lời dạy của Bác. Vẫn có một bộ phận người dân chưa ý thức được tầm quan trọng của cây cối. Họ điềm nhiên, phớt lờ những hoạt động trồng, bảo vệ rừng cây. Đó là những người dân chặt phá rừng già để làm nương rẫy. Là những kẻ buôn lậu, can tâm chặt những cây cả trăm năm tuổi để lấy gỗ bán. Những cá nhân, tập thể này cần phải sớm thay đổi suy nghĩ của bản thân, để cùng đất nước thực hiện lời khuyên của Bác, đưa tổ quốc đi đến mùa xuân.
Là một học sinh, em đã được học và noi theo tấm gương của Bác. Hiểu được tầm quan trọng của việc trồng cây, em luôn nỗ lực để làm theo lời dạy của Bác. Tuy không làm được những việc có tầm ảnh hưởng lớn, nhưng em vẫn nỗ lực hết mình. Em tham gia trồng và chăm sóc cây ở trường. Em phụ bố mẹ tưới nước, nhổ cỏ cho cây ở trong vườn. Em tham gia tuyên truyền cho các bạn, bố mẹ và người thân về tầm quan trọng của rừng, cam kết không sử dụng sản phẩm từ gỗ quý, buôn lậu…
Tuy thời gian đã trôi qua từ lâu rồi, đất nước ta nay đã thay da đổi thịt, nhưng lời dạy của Bác năm ấy đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị. Nó vẫn luôn là kim chỉ nam cho toàn thể nhân dân trong công cuộc xây dựng tổ quốc.
Trong bốn mùa của đất nước, mùa xuân có khí hậu ấm áp, ôn hòa làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua nở, khác hẳn với mùa đông khắc nghiệt. Đây là mùa thích hợp cho việc trồng cây. Bác đã nhắc nhở mọi người phải trồng cây để quanh ta có bầu không khí trong lành để chúng ta sống khỏe mạnh hơn. Trồng cây để chúng ta tô điểm cho cuộc sống trở nên xanh tươi hơn, gần gũi, hòa hợp với thiên nhiênTừ đó, Tết trồng cây đã trở thành một phong tục mới của dân tộc ta trong những ngày xuân. Ở câu thơ thứ hai, Bác Hồ nêu rõ mục đích của Tết trồng cây là làm cho đất nước càng ngày càng xuân. Từ xuân ở câu thơ này không giống như từ xuân ở câu thơ đầu. Nó không còn là tên của một mùa trong năm (danh từ) mà đã chuyển thành tính từ chỉ sự tươi trẻ và sức sống tràn đầy của đất nước đang trên đường phát triển.
Vậy vì sao chúng ta lại phải cần tham gia phong trào tết trồng cây? Xét về tác dụng của cây xanh đối với môi trường thì có thể ví cây xanh là lá phổi thiên nhiên kì diệu. Cây xanh trong quá trình quang hợp đã thải ra khí ô xi – một loại khí rất cần thiết cho sự sống của con người và thu vào khí các bô níc – một loại khí gây ô nhiễm môi trường nhờ vậy mà vai trò to lớn của cây xanh là giúp điều hòa khí hậu, con người luôn được sống và làm việc trong một bầu không khí trong lành. Không những thế cây xanh còn giúp ngăn ngừa những thảm họa thiên nhiên.Thực tiễn cho thấy những nơi nào việc chặt phá rừng xảy ra phổ biến thì những nơi đó hay xảy ra các thiên tai như lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất...ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của những người dân vùngđó. Vì vây việc trồng nhiều cây xanh, đặc biệt là những nơi hay xảy ra lũ quét có ý nghĩa vô cùng to lớn, làm hạn chế các thiên tai vào đất liền. Không có cây xanh, chúng ta khó có thể tồn tại một cách bình yên. Đất nước xanh tươi, con người khỏe mạnh... là cơ sở vững chắc để chúng ta học tập, lao động và sáng tạo. Trong thời đại ngày nay, bảo vệ môi trường sống là vấn đề cấp thiết được nhân loại đặt lên hàng đầu. Ta càng thấm sau câu nói của Bác : “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích chăm năm trồng người”. Trồng cây ,gây người đều là những việc quan trọng.
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, nhân dân ta đã trồng được thêm nhiều rừng cây mới ở miền núi, trung du; tạo ra nhiều công viên xanh trong lòng đô thị. Nếu mỗi người tự giác đóng góp một phần nhỏ công sức của mình vào việc phủ xanh đất nước thì chúng ta sẽ được sống trong môi trường xanh-sạch-đẹp. Hiện nay, điều đáng buồn là vẫn còn có một số người đi ngược lại lợi ích chung. Họ chỉ biết cái lợi của cá nhân mà không cần biết đến cái thiệt hại của cộng đồng cho nên môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng vì khí thải công nghiệp, vì rừng phòng hộ bị chặt phá và đốt cháy quá nhiều. Vì thế lời Bác Hồ dạy hơn bốn mươi năm trước giờ đây lại càng tỏ rõ ý nghĩa thiết thực và quý báu.
Là một học sinh, chúng ta phải làm theo lời Bác dạy. Chúng ta trồng một cây xanh nghĩa là chúng ta đã thắp một nén hương thơm để tưởng nhớ tới Bác Hồ kính yêu.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247