Tại sao các nước có vùng đồi núi có nhiều khoáng sản kim loại hơn quốc gia ở vùng đồng bằng:
=> Vì:
Vùng đối núi là những khu vực bị nhô lên khi vỏ trái đất vận động. Tùy theo địa hình nhô lên của vỏ trái đất mà những dung nham nóng chảy vốn nằm sâu dưới lòng đất có cơ hội nhô lên và hoạt động. Chính vì thế, các nước có vùng đồi núi có nhiều khoáng sản.
Xin hay nhất!
Vùng đối núi là những khu vực bị nhô lên khi vỏ trái đất vận động. Tùy theo sự nhô lên của vỏ trái đất mà những dung nham nóng chảy (mắcma) - vốn nằm sâu dưới lòng đất - có cơ hội nhô lên và hoạt động. Mắcma chứa một lượng lớn các muối của axit silic. Ngoài ra, mắcma còn chứa nhiều kim loại nóng chảy như vàng, đồng, chì, thiếc, molybden...
Khi mắcma trào lên đến gần mặt đất, do nhiệt độ giảm, nó nguội đi, rắn thành đá peridot, đá hoa cương... Những đá rắn này chủ yếu do các muối của axit silic hợp thành. Còn các nguyên tố kim loại, khi gặp điều kiện nhiệt độ, áp lực thích hợp, thường phân ly khỏi mắcma, hình thành quặng khoáng sản kim loại. Các quặng này xuất hiện tương đối tập trung, hình thành mỏ. Chính vì thế, nguời ta hay tìm thấy khoáng sản kim loại ở vùng đồi núi.
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247