Bản chất vô nhân đạo của quan “hộ đê” đã được Phạm Duy Tốn khắc hoạ một cách chân thực, sinh động trong truyện ngắn “ Sống chết mặc bay”. Từ chiều đến “gần một giờ đêm”, trong khi những người dân vất vả vật lộn với thiên tai, bão lũ, thì quan lại điềm nhiên ở trong đình, một nơi cao mà vững chãi”, lại ở trên mặt đê, “dẫu nước to thế nữa,cũng không việc gì” . Trong khi lũ con dân vất vả “kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ” khổ sở biết bao nhiêu, thì quan lại ung dung ngồi trên sập mà đánh tổ tôm, sung sướng biết bao nhiêu. Hơn nữa, những con người thấp cổ bé họng kia còn phải lội “ bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân”, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột, “thế thời nào quan cha mẹ ở đâu?”. Vẫn đang điềm nhiên hưởng lạc trong đình kia. Quan “ uy nghi chễm chệ ngồi”, trong đình, đèn thắp sáng choang, kẻ hầu người hạ, đồ dùng sang trọng “ ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà,...”, ăn của ngon vật lạ “yến hấp đường phèn” mà con dân ngoài kia vẫn như đàn sâu lũ kiến, gội gió tắm mưa mong bảo vệ lấy tính mạng và gia tài. Và rồi dù họ có cố gắng hết sức, khúc đê vẫn vỡ. Nếu trong đình quan sung sướng bao nhiêu, thì ở ngoài kia người dân lại khổ bấy nhiêu: “Con đê vỡ, khiến cho nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết. Kẻ sống không có chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn…”. Cuộc sống yên bình của người dân đã bị thiên tai hủy hoại. Thiết nghĩ một người dù chỉ còn sót lại chút tính người cũng sẽ động lòng trắc ẩn mà thương sót cho đám “con dân” thế nhưng kẻ ác nhân ấy vẫn bình thản giục thầy đề bốc bài, chờ đúng con mình hạ, hả hê sung sướng vì ù được một ván bài lớn, vui vẻ cười đùa trên nỗi khổ đau, bất hạnh của muôn dân. Phạm Duy Tốn cứ khách quan kể tả và bản chất vô nhân đạo của viên quan cứ dần bị bóc trần. Như vậy, bằng sự kết hợp giữa phép tương phản và tăng cấp, tác giả đã phơi bày bản chất “lòng lang dạ thú” của quan hộ đê nói riêng và bọn quan lại thối nát đương thời nói chung, qua đó thể hiện thái độ lên án, tố cáo gay gắt với bọn người đó khiến ta thêm hiểu về những kẻ cần quyền thời bấy giờ.
mình in đậm phần liệt kê ắ🥰
Bài làm:
Đến với truyện ngắn “Sống chết mặc bay”, nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa hình ảnh tên quan phủ “lòng lang dạ thú” một cách vô cùng chân thực. Quan hiện lên qua những câu văn miêu tả: “Trên sập; mới kê ở gian giữa, có một người quan phụ mẫu, uy nghi chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi”. Qua từng câu văn, chúng ta thấy rằng quan lúc này đang rất nhàn hạ, ung dung và không mảy may quan tâm đến tình cảnh thảm thương của dân chúng đang diễn ra trên đê. Cao trào nhất là khi con đê vỡ khiến cho nhà cửa làng mạc ngập trong biển nước, còn người dân thì khốn khổ kẻ sống người chết. Vậy mà ở trong đình, vị quan phụ mẫu lại đang sung sướng vì ù được ván bài. Khi có người chạy vào báo đê đã vỡ, quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng: “Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?...”. Càng đọc, càng cảm thấy căm tức và phẫn nộ trước thái độ thờ ơ của viên quan phủ. Lúc dân chúng sống không bằng chết, cũng là lúc quan sung sướng vì ù được ván bài: “Đến khi ván bài ù, quan vỗ tay xuống sập kêu to. Ngài xòe bài, miệng vừa cười vừa nói: “Ù! Thông tôm, chi chi nảy! Điếu mày!”...”. Qua đây, ta thấy được sự thờ ơ, vô trách nhiệm của viên quan trong truyện - người đại diện cho giai cấp thống trị trong xã hội xưa.
mong bạn vote cho mình 5 sao
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247