Trang chủ Vật Lý Lớp 7 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP HỌC KÌ II...

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP HỌC KÌ II LÍ 7 I/ Phần li thuyết: Câu 1: Có mấy loại điện tích đó là những điện tích nào ? Nếu tương tác giữa các vật mang điện t

Câu hỏi :

giúppppppp emmmm với

image

Lời giải 1 :

Gửi tus

@ Queen of spam,copy,buff

Đáp án + Giải thích các bước giải:

CÂU 1:

• Có hai loại điện tích: điện tích dương(+), điện tích âm(–).

• Các vật mang điện tích cùng loại thù đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.

CÂU 2:

Sơ lược cấu tạo nguyên tử:

Mọi vật quanh ta đều được cấu tạo từ các nguyên tử. Mỗi nguyên tử là một hạt rất nhỏ, nhưng hạt đó lại gồm những hạt nhỏ hơn nữa.

+ Ở tâm mỗi nguyên tử có một hạt nhân  mang điện tích dương.

+ Xung quanh hạt nhân có các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử.

+ Tổng điện tích âm của các êlectrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện.

+ Êlectrôn có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.

• Vật nhiễm điện dương khi mất bớt êlectrôn.

• Vật nhiễm điện âm khi nhận thêm êlectrôn.

CÂU 3:

• Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

• Dấu hiệu đặc trưng để nhận biết dòng điện là: Tác dụng từ.

• Chiều dòng điện là chiều đi từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ tới cực âm của nguồn điện.

CÂU 4:

• Nguồn điện là các vật tạo ra điện.

• VD: pin, acquy,...

CÂU 5:

• Chất dẫn điện là chất cho dòng điện chạy qua.

VD: Đồng, chì, nhôm,...

• Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy.

VD: Nhựa, cao su, sứ,...

 

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 1:

– Có 2 loại điện tích:

+ Điện tích dương ( + ).

+ Điện tích âm ( – ).

– Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.

Câu 2:

Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dương và các êlectron mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân. Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectron, nhiễm điện dương nếu mất bớtêlectron.

Câu 3:Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng

 Dấu hiệu nhận biết dòng điện: Tác dụng từ

Quy ước chiều dòng điện: chiều dòng điện đi từ cực dương qua dây dẫn đến các thiết bị điện sau đó đến cực âm của nguồn điện.

Các eclectron trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng từ cực âm qua cực dương của nguồn điện.

Về chiều quy ước dòng điện với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong kim loại ngược nhau.

+ Chiều chuyển động của các êlectrôn ngược với chiều của dòng điện theo quy ước.

+ Dòng điện cung cấp bởi pin và acquy có chiều không thay đổi được gọi là dòng điện một chiều.

+ Dòng điện chạy trong mạch điện gia đình là dòng điện xoay chiều.

+ Các vật tiêu thụ điện được nối với nhau tạo thành một dãy liên tiếp ta nói các vật đó được mắc nối tiếp với nhau.

+ Nếu các điểm đầu của các vật tiêu thụ điện được nối với nhau và các điểm cuối của chúng cũng được nối với nhau tạo thành nhiều nhánh, ta nói các vật đó được mắc song song với nhau.

Câu 4: Nguồn điện  vật có khả năng cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện hoạt động

Mỗi nguồn điện đều có hai cực là cực âm (kí hiệu bằng dấu -) và cực dương (kí hiệu bằng dấu +).

Câu 5: chất dẫn điện  chất cho dòng điện đi qua VD: kim loại, nước, dung dịch kiềm, dung dịch acid,.. 

chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua VD: nước cất, thủy tinh, sứ, nhựa, gỗ khô,..

Bạn có biết?

Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247