Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 văn giải thích lớp 7: giải thích câu nói của...

văn giải thích lớp 7: giải thích câu nói của Lê-Nin: "học, học nữa, học mãi." không copy mạng, tự làm câu hỏi 4418157 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

văn giải thích lớp 7: giải thích câu nói của Lê-Nin: "học, học nữa, học mãi." không copy mạng, tự làm

Lời giải 1 :

Mọi chuyện trên đời đều biến đổi. Có những điều ngày hôm nay chưa rõ, nhưng ngày mai lại đã tường. Chính vì thế, ta cần phải không ngừng học tập, nghiên cứu để bản thân không lùi về phía sau. Điều đó đã được Lê-nin gửi gắm qua nhận định ‘Học, học nữa, học mãi”.

Điệp từ học đã được nhấn mạnh ba lần trong câu nói, giúp khắc sâu sự hiện diện của hoạt động học. Sự học được nhắc đến ở đây, không chỉ dừng lại ở việc học trên sách vở, học trên giấy tờ từ thầy, từ cô. Mà còn chỉ cả việc học từ những người xung quanh, từ thế giới nhiệm màu. Học không chỉ là học về kiến thức, mà còn học cả về kĩ năng, học về thực hành. Bất kì cái gì mới thì ta cũng cần phải học. Mỗi ngày, bao nhiêu điều mới lạ lại được khám phá. Mỗi giờ ta lại nhận ra bản thân cần biết thêm nhiều điều. Vì vậy, sự học không bao giờ là đủ.

Câu nói của Lê-nin đã đưa chúng ta đến một thực tế, là sự học luôn luôn nên ở thì hiện tại tiếp diễn. Bởi vì không có một sự kết thúc nào cho hoạt động này. Học xong điều này, thì ta lại học một điều khác. Tuổi tác, bằng cấp không bao giờ là thứ giới hạn được ta. Như những bác, những ông đã lớn tuổi vẫn thi đại học và đến trường để tiếp nhận thêm kiến thức. Như các giáo sư, tiến sĩ vẫn học để biết thêm về các kĩ năng khác như trồng cây, nuôi cá… Rồi ngay cả cách để yêu thương, chăm sóc mọi người, cách để kiềm chế cái tôi của mình… Tất cả đều phải học.

Việc học mà không ngừng nghỉ ấy, giúp chúng ta không bị tụt lại phía sau so với sự phát triển chóng mặt của xã hội. Hơn cả như thế, sự học giúp chúng ta làm mới bản thân, giúp chúng ta cảm thấy mình thật có ích, giúp chúng ta hoàn thiện dần con người của mình. Tuy nhiên, hiện nay, có một thực trạng đáng buồn, là một bộ phận giới trẻ có sự lười học, học đối phó. Họ chỉ học khi được đốc thúc, gò ép chứ không học vì muốn được hiểu biết. Họ cho rằng việc học là việc có định mức rõ ràng, rằng chỉ cần học những vấn đề này, vào thời gian này là đủ. Và học xong kiến thức trong sách vở, xong các cấp ở nhà trường là đủ. Thật tiếc thay khi những cá nhân ấy đã tự giam mình lại trong một nấc của sự phát triển, và làm lơ đi thế giới muôn màu đang phát triển ngoài kia.

Bản thân em hiện nay vẫn là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Ngoài việc học trong sách vở, em vẫn luôn học tập thêm những kiến thức mới mẻ khác ở bên ngoài. Đó là các buổi học về thế giới động vật và buổi học bơi cùng các bạn ở trung tâm. Em chủ động học tập bằng các video, quyển sách ở thư viện và internet. Hoạt động ấy khiến em cảm thấy mình phong phú và vui vẻ hơn. Vì vậy, em thực sự cảm nhận được tâm huyết của nhà cách mạng Lê-nin qua câu nói “Học, học nữa, học mãi”.

Em mong rằng, tất cả mọi người trong chúng ta đều sẽ nhận ra được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học tập không ngừng nghỉ. Bởi vì hơn cả bằng cấp, trình độ để phục vụ cho cuộc sống, thì sự học còn đem lại rất nhiều những giá trị khác cho chúng ta.

Thảo luận

-- bạn ơi có chép mạng không? mình hỏi vậy để mai mình lấy bài này thi học kỳ 2 á
-- dạ mình ko chép ạ
-- mình cho các bạn tận 50 điểm để các bạn có đọng lực mà làm, mà bạn lại đi chép trên mạng. Thất vọng thật sự. bạn copy trên : Giải thích Học, học nữa, học mãi mẫu 2 của VNDOC

Lời giải 2 :

Lênin là nhà cách mạng kiệt xuất của nhân loại. Tên tuổi của Người gắn liền với cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. Bên cạnh đó, đối với nhiều thế hệ người Việt Nam, tên tuổi Lênin đã trở thành thân thuộc với câu châm ngôn nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”.

Khái niệm “học” mà Lê-nin sử dụng ở đây có thể hiểu theo những cách khác nhau, tùy theo mức độ rộng hay hẹp trong ý nghĩa.

Theo nghĩa hẹp: học là hoạt động thu nhận và tái hiện tri thức của học sinh dưới sự hướng dẫn và truyền đạt của thầy giáo trong nhà trường. Hoạt động học như thế gắn liền với một giai đoạn cụ thể trong cuộc đời: lứa tuổi thanh thiếu niên, gắn liền với một không gian xác định: nhà trường.

Theo nghĩa rộng: Hoạt động học diễn ra ở mọi nơi mọi lúc, trong suốt cuộc đời một con người. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi cuộc đời là “trường đời”. đây là mái trường mở ra theo bước chân của con người trên mọi nẻo đường đời, ở mọi lứa tuổi. Theo ý nghĩa này, Gorki đã gọi cuộc đời là “trường đại học của tôi”. Và đây cũng là ý nghĩa chính trong khái niệm học của Lê-nin. Bản thân cuộc đời Lênin là một minh chứng cho quan niệm này. Qua trường đời, Lê-nin thu nhận tri thức để trở thành nhà trường có kiến thức sâu rộng. Qua trường đời, Lê-nin “học làm cách mạng" rồi trở thành nhà cách mạng vĩ đại. Tri thức của nhà trường theo nghĩa hẹp dù phong phú, toàn diện đến đâu cũng có giới hạn. Tri thức của tnrờng đời mới là nguồn tri thức rộng lớn, phong phú. Trong trường đời mọi sự kiện, mọi lĩnh vực đời sống là trang sách. Mọi người quanh ta đều là thầy ta. Người ta phải học tất thảy mọi điều dù là nhỏ nhặt nhất như câu tục ngữ đã tổng kết: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.

Với cách hiểu trên, hoại động học là rất cần thiết. Nhờ học mà xã hội loài người luôn phát triển. Thế hệ sau kế thừa những thành tựu của thế hệ trước để từ đó tạo lập nên những thành tựu mới. Lí giải về sự thành công của mình, nhà bác học Niutơn đã nói một cách hõm hỉnh: Tôi đã đứng trên vai người khổng lồ. “Người khổng lồ” ở đây lá một cách nói hình tượng về những tri thức đã được nhà bác học tiếp thu qua nhưng hoạt động học tập của mình.

Nghĩa gốc của từ “học” trong tiếng Nga mà Lênin sử dụng chỉ hoạt động diễn ra trong một quá trình kéo dài. Người lặp lại từ này ba lần chính là để nhàn mạnh tính thường xuyên, liên tục, không ngừng của hoạt động học. Có điều đó là bởi tri thức trong trường đời là vô hạn. Nó bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau và luôn luôn được bổ sung, phát triển. Đây chính là lí do để chúng ta phải “học nữa, học mãi”. Ngừng học tập cũng tức là chúng ta đặt mình ra khỏi vòng quay của cuộc sống đang không ngừng đổi thay, phát triển.

Nhưng “học nữa, học mãi” không có nghĩa là học tràn lan mọi lĩnh vực, học không có trọng điểm kiến thức. Bên cạnh việc học toàn diện, chúng ta còn phải biết hướng sự học vào giải quyết những mục tiêu cụ thể trong cuộc sống. Mục đích của học không phải chỉ để tiếp thu tri thức mà còn phải vận dụng tri thức đó vào thực tế cuộc sống, để đạt tới những thành tựu có ý nghĩa, để tạo ra tri thức mới. Học như thơ mới đem lại sự say mê và bổ ích. Đây là động lực để hoạt động học gắn bó với con người trong cuộc đời của mình.

Chúng ta đang sống trong một xã hội được mệnh danh là “xã hội tri thức”, “xã hội thông tin”: Hơn bao giờ hết, phương châm “Học, học nữa, học mãi” của Lênin thật sự trở nên thiết yếu với mỗi con người. Sự giàu có đích thực của mỗi con người, mỗi quốc gia ngày nay là sự giàu có tri thức. Chỉ có phát triển tri thức mới đưa đất nước “sánh vai các cường quốc năm châu” như mong ước của Bác Hồ vĩ đại.

Câu châm ngôn “Học, học nữa, học mãi” của Lê nin thật giản dị nhưng lại hàm chứa một chiều sâu trí tuệ. Đất nước đang đứng trước những vận hội mới. Thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam vì thế phải khắc sâu lời nhắc nhở của Lênin và biến nó trở thành hiện thực bằng những hoạt động cụ thể của mình

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247