Chào em em tham khảo gợi ý:
Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” đã thể hiện rõ tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được kế thừa từ tư tưởng nhân nghĩa của Nho gia nhưng đã được ông phát triển và mở rộng tiến bộ hơn. “Nhân nghĩa” vốn là khái niệm đạo đức của Nho gia, nói về đạo lí, cách ứng xử và tình thương giữa con người với nhau. “Nhân” là thương người, “nghĩa” là điều phải, điều nên làm. Người có lòng nhân thì yêu người, người có nghĩa thì biết làm theo lẽ phải. Nguyễn Trãi đã thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa truyền thống ấy, hơn thế ông còn phát triển sáng tạo để gắn nó với hiện thực thời đại, phục vụ cho hoàn cảnh đất nước đang đứng trước họa xâm lăng. Nhân nghĩa, trong suy nghĩ của Nguyễn Trãi, điều cốt yếu nhất, quan trọng nhất chính là hướng đến nhân dân, vì dân. Nguyễn Trãi đã quan tâm đến những người bình thường nhất, cùng khổ nhất, đông đảo trong xã hội. Vì dân ở đây chính là đem lại cho họ cuộc sống hòa bình, hạnh phúc, được yên ổn làm ăn sinh sống. Đặt trong hoàn cảnh có giặc ngoại xâm thì nhân nghĩa chính là trừ bỏ quân xâm lược tàn bạo, trả lại cuộc sống yên bình cho nhân dân. Như vậy, quan niệm tích cực của Nguyễn Trãi là: nhân nghĩa chủ yếu phải yên dân, trước hết là trừ bạo.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247