1. Đưa ra một số biện pháp để giảm nhẹ biến đổi khí hậu và phòng tránh bão?
- Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo tình hình mưa lũ tại nơi mình đang sống để chủ động đối phó.
- Chuẩn bị thuyền, phao, bè, mảng, vật nổi; gia cố nhà làm gác lửng, lối thoát trên mái nhà để ở tạm, cất giữu đồ đạc đề phòng lũ tiếp tục lên cao.
- Bảo vệ nguồn nước; dự trữ nước uống lương thực, thực phẩm, thuốc men, để đủ dùng ít nhất trong 7 ngày
- Tìm hiểu độ cao của khu nhà của mình đang ở để xác định mức lũ dự báo có khả năng ảnh hưởng đến ngôi nhà của mình hay không.
- Di chuyển cầu dao chính hoặc hộp cầu chì, aptomat và đồng hồ đo điện cao hơn mức lũ được xác định.
- Di chuyển các thiết bị và vật dụng có giá trị ra khỏi các khu vực dễ bị ngập lụt như các tầng thấp hoặc tầng hầm.
- Tìm hiểu cách ngắt điện, gas và nước trong tòa nhà mình ở.
- Chủ động sơ tán khỏi vùng bãi sông, vùng thấp trũng, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét.
- Lưu giữ các số điện thoại và địa chỉ liên lạc trong trường hợp khẩn cấp.
- Có phương án đề phòng lũ xảy ra vào ban đêm.
2. Nêu các bộ phận của một dòng sông lớn.
=> - Sông lớn thường có: phụ lưu và chi lưu.
3. Vai trò của nước ngầm đối với tự nhiên và con người?
4. Đất bao gồm những thành phần nào?
Đất (hay thổ nhưỡng) gồm 2 thành phần chính: thành phần khoáng và thành phần hữu cơ. + Thành phần khoáng: chiếm phần lớn trọng lượng, gồm những hạt khoáng có màu sắc loang lỗ và kích thước to nhỏ khác nhau.
+ Thành phần hữu cơ: chiếm tỉ lệ nhỏ, chủ yếu tồn tại ở tầng trên cùng của lớp đất.
5. Trình bày đặc điểm của rừng nhiệt đới?
Rừng nhiệt đới trải từ vùng Xích đạo đến hết vành đai nhiệt đới ở cả bán cầu Bắc và bán cầu Nam, với đặc trưng khí hậu: nhiệt độ trung bình năm trên 21 °c, lượng mưa trung bình năm trên 1 700 mm. Rừng gồm nhiều tầng; trong rừng có nhiều loài cây thân gỗ, dây leo chằng chịt; phong lan, tầm gửi, địa y bám trên thân cây. Động vật rất phong phú, nhiều loài sống trên cây, leo trèo giỏi như khỉ, vượn,… nhiều loài chim ăn quả có màu sắc sặc sỡ,…
Tuỳ theo sự phân bố lượng mưa trong năm, rừng nhiệt đới được chia thành hai kiểu chính:
– Rừng mưa nhiệt đới: được hình thành ở nơi mưa nhiều quanh năm, chủ yếu phân bố ở lưu vực sông A-ma-dôn (Nam Mỹ), lưu vực sông Công-gô (châu Phi) và một phần Đông Nam Á. Rừng rậm rạp, có 4 – 5 tầng.
– Rừng nhiệt đới gió mùa phát triển ở những nơi có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt (Đông Nam Á, Đông Ấn Độ,…). Phần lớn các cây trong rừng rụng lá vào mùa khô. Cây trong rừng thấp hơn và ít tầng hơn ở rừng mưa nhiệt đới.
Rừng nhiệt đới trải từ vùng Xích đạo đến hết vành đai nhiệt đới ở cả bán cầu Bắc và bán cầu Nam, với đặc trưng khí hậu: nhiệt độ trung bình năm trên 21 °c, lượng mưa trung bình năm trên 1 700 mm. Rừng gồm nhiều tầng; trong rừng có nhiều loài cây thân gỗ, dây leo chằng chịt; phong lan, tầm gửi, địa y bám trên thân cây. Động vật rất phong phú, nhiều loài sống trên cây, leo trèo giỏi như khỉ, vượn,… nhiều loài chim ăn quả có màu sắc sặc sỡ,…
Tuỳ theo sự phân bố lượng mưa trong năm, rừng nhiệt đới được chia thành hai kiểu chính:
– Rừng mưa nhiệt đới: được hình thành ở nơi mưa nhiều quanh năm, chủ yếu phân bố ở lưu vực sông A-ma-dôn (Nam Mỹ), lưu vực sông Công-gô (châu Phi) và một phần Đông Nam Á. Rừng rậm rạp, có 4 – 5 tầng.
– Rừng nhiệt đới gió mùa phát triển ở những nơi có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt (Đông Nam Á, Đông Ấn Độ,…). Phần lớn các cây trong rừng rụng lá vào mùa khô. Cây trong rừng thấp hơn và ít tầng hơn ở rừng mưa nhiệt đới.
6. Phân tích vai trò của các nhân tố hình thành đất ( đá mẹ, sinh vật)?
Đá mẹ: Cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật, ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hóa của đất.
Sinh vật: Cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá.
7. So sánh sự khác nhau giữa rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa?
Sinh thái:
Rừng mưa nhiệt đới: Khí hậu: Hình thành ở nơi mưa nhiều quanh năm. Rừng rậm rạp, có 4-5 tầng.
Rừng nhiệt đới gió mùa: Khí hậu: Có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt. Cây trong rừng rụng lá vào mùa khô. Rừng thấp và ít tầng hơn ở rừng mưa nhiệt đới.
Phân bố:
Rừng mưa nhiệt đới: Lưu vực sông A-ma-dôn (Nam Mỹ), lưu vực sông Công-gô (châu Phi) và một phần Đông Nam Á.
Rừng nhiệt đới gió mùa: Đông Nam Á, Đông Ấn Độ,…
8. Giải thích tại sao dân cư trên thế giới phân bố không đều?
Dân cư phân bố không đều do hai yếu tố chính:
- Nhân tố tự nhiên:
+ Dân cư thường tập trung đông ở ven biển và các lưu vực sông lớn thuận lợi cho giao lưu kinh tế, các vùng đồng bằng rộng lớn, những nơi có nguồn đất đai màu mở thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, cây lương thực,...
+ Nơi có khí hậu ấm áp, mát mẻ, ôn hòa thuận lợi cho sinh sống.
+ Có nguồn nước dồi dào thuận lợi cho việc tiêu tưới, nước sinh hoạt hằng ngày.
+ Ngoài ra nơi đó cần có nguồn khoáng sản dồi dào thuận lợi phát triển kinh tế.
- Nhân tố kinh tế - xã hội:
+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
+ Tính chất nền kinh tế.
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ ảnh hưởng ít nhiều đến sự phân bố dân cư,từ Nam sang Tây vì có khí hậu ấm áp hơn xuất hiện các nền công nghiệp mới.
+ Chuyển cư.
=> Tuy nhiên hiện nay, nhân tố kinh tế xã hội đóng vai trò lớn hơn trong sự phân bố dân cư.
9. Đọc và nhận xét được biểu đồ quy mô dân số thế giới.
Phải đưa hình ảnh biểu đồ cụ thể ra nha!!
Học tốt nhé!!! 1 tym + 5 sao + ctlhn
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247