(1)Trong bài thơ “Ông đồ”, Vũ Đình Liên có hai câu thơ cực tả cảnh bẽ bàng của nghề viết và sự ám ảnh ngày tàn của nền Nho học, thật quá đỗi xót xa: "Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu...".. (2) Vào dịp Tết đến xuân về, ông đồ vẫn bày mực tàu giấy đỏ bên hè phố để chờ người thuê viết, nhưng tất cả đã khác xưa. (3) Chế độ khoa cử chữ Hán bị bãi bỏ, chữ nho bị rẻ rúng, ông đồ trở thành hết thời, Tết đến người ta vẫn đua nhau sắm tết, nhưng ở thành phố không mấy nhà còn thích thú sắm câu đối tết. (4) Ông đồ cố bám lấy sự sống, cố bám lấy cuộc đời, nhưng dần dần cuộc đời quên hẳn ông. (5)Nào đâu cảnh tượng chen chúc, những lời tán dương tài viết những nét chữ “như phượng múa rồng bay”, mà là cảnh tượng vắng vẻ đến thê lương. (6) “Giấy đỏ” vốn để đón nhận những nét chữ tài hoa thì nay không ai thuê viết, nằm phơi ra giữa mưa nắng, dần phai nhạt đi, “buồn không thắm” lên được; còn nghiên mực không được dùng nên mực đựng trong nghiên bao sầu tủi và trở thành “nghiên sầu”. (7) Từ “đọng” được dùng rất gợi cảm, “đọng” có nghĩa là dồn lại, không thoát đi được; ở đây từ “đọng” đã diễn tả nỗi buồn tủi, u uất của ông đồ dồn nén lại, nặng trĩu trong lòng khó giải tỏa. (8) Thủ pháp nhân hóa và ẩn dụ đặc sắc đã diễn tả thấm thía nỗi buồn tủi của ông đồ khi thất thế, nỗi buồn ấy như lan cả sang những vật vô tri. (9) Chao ôi! (10) Đúng như lời cảm thán của nhà thơ Vũ Đình Liên, hình ảnh ông đồ lạc lõng bên hè phố những năm ấy chính là “ di tích tiều tụy, đáng thương của một thời tàn” . (11) Ông là đại diện cho một lớp lớp người tài hoa đang bị lãng quên, đang tàn tạ trước sự thay đổi của thời cuộc. (12)Có thể nói, thông qua hình ảnh ông đồ, lòng thương cảm, niềm hoài cổ về một lớp người xưa cũ đã từng làm nên giá trị tinh thần của dân tộc và sự mai một của nét văn hóa truyền thống dân tộc bị lụi tàn được nhà thơ Vũ Đình Liên thể hiện rất thành công.
Tui có bài cũ á cọu tham khảo nha
Trong văn bản“Ông đồ”, Vũ Đình Liên có hai câu thơ cực tả cảnh bẽ bàng của nghề viết và sự ám ảnh ngày tàn của nền Nho học, thật quá đỗi xót xa: "Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu... T a có thể thấy, âm điệu như trùng xuống, lắng đọng nỗi niềm. Chữ sầu đứng cuối câu như hòn đá rơi xuống, đè nặng tâm hồn. Cùng với công cuộc đô thị hoá dữ dằn của xã hội Việt Nam dưới ách thực dân phong kiến, chữ Nho trở thành món hàng không ai chuộng nữa, trong xu thế không thể cưỡng lại ấy tình cảnh ông đồ trở nên ngao ngán, đáng thương: Nào có ra gì cái chữ Nho. Không có người thuê viết, tức là không có người thích thú thưởng thức văn hay, chữ tốt, giấy mực của ông đồ trở nên bẽ bàng, buồn tủi, giấy buồn mực sầu.Giấy, mực là những hình ảnh quen thuộc gắn liền với kẻ sĩ ngày xưa, giấy đỏ, là phông nền rực rỡ, nơi sinh hạ nét chữ vuông vắn, cùng với nghiên mực và bàn tay tài hoa của người viết, làm nên nghệ thuật thư pháp, một nét đẹp văn hoá đã có từ bao đời.
Thế mà nay “Giấy đỏ buồn không thắm”, còn “Mực đọng trong nghiên sầu”. Buồn sầu, vốn là tâm trạng của con người, nhưng ở đây với thủ pháp nhân hoá, Vũ Đình Liên đã thổi hồn cho những vật vô tri ấy để giấy mực cũng mang nỗi buồn sầu của tâm trạng con người.
Vì không có người thuế viết, những tờ giấy đỏ cứ phơi ra đấy chẳng ai thèm để ý nên cũng ủ ê, màu đỏ của nó trở thành vô duyên nhạt nhoà không thắm lên được. Đã từng có sắc thắm làm day dứt lòng người trong thơ, sắc thắm trong mơ ước của Hồ Xuân Hương Có phải duyên nhau thì thắm lại, sác thắm lắm lại càng chóng phai trong ca dao, còn sắc thắm ở đây lại khác. Giấy vốn là đỏ rồi, nhưng vì ủ ê, tủi hổ không thắm lên được. Giấy cũng mang nỗi buồn trĩu nặng lòng người. Nghiên mực cũng vậy, không được chiếc bút lông chấm vào, nên mực lặng lẽ, nỗi buồn không nói, cũng đọng lại như giọt lệ khóc với nỗi sầu khôn tả.Nỗi buồn từ lòng người đã thấm cả vào những vật vô tri. Hai thanh nặng ở chữ đọng chữ mực kết hợp với thanh bằng ở cuối câu khiến câu thơ trĩu xuống, nỗi buồn như chồng chất, dày thêm.Băng hình ảnh nhân hoá gợi cảm, cách phối thanh tài tình, khiến hai câu thơ như tiếng nấc thầm của nhà thơ, được thăng hoa từ lòng thương người và tình hoài cổ. Có thể nói, nhà thơ Vũ Đình Liên thể hiện rất thành công qua hình ảnh ông đồ, lòng thương cảm, niềm hoài cổ về một lớp người xưa cũ đã từng làm nên giá trị tinh thần của dân tộc và sự mai một của nét văn hóa truyền thống dân tộc bị lụi tàn.
Câiu bị động : cau cuối nhé
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247