Trang chủ Địa Lý Lớp 7 Đề cương địa lý Ngô Thì Nhậm II.Tự luận Câu...

Đề cương địa lý Ngô Thì Nhậm II.Tự luận Câu 1. Trình bày đặc điểm dân cư châu Đại Dương? Câu 2. Trình bày, so sánh đặc điểm địa hình Bắc Mĩ, Nam Mĩ? Câu

Câu hỏi :

Đề cương địa lý Ngô Thì Nhậm II.Tự luận Câu 1. Trình bày đặc điểm dân cư châu Đại Dương? Câu 2. Trình bày, so sánh đặc điểm địa hình Bắc Mĩ, Nam Mĩ? Câu 3. Trình bày các kiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mĩ. Câu 4. Trình bày và so sánh các hình thức sở hữu nông nghiệp phổ biến ở Trung và Nam Mĩ? Câu 5. Kể tên các kiểu khí hậu ở Châu Âu? Giải thích vì sao càng đi về phía Đông của châu lục khí hậu càng mang tính chất lục địa sâu sắc? Câu 6. Phân biệt sự khác nhau về tự nhiên của các môi trường ở châu Âu?

Lời giải 1 :

Câu 1: Đặc điểm dân cư châu Đại Dương:

- Mật độ dân số thấp nhất thế giới

- Dân số ít, mật độ thấp khoảng 3,6 ng/km², phân bố không đều

+ Đông dân ở khu vực Đông và Đông nam Ôxtrâylia, Niudilen

+ Thưa dân ở các đảo

- Tỉ lệ dân thành thị cao.

- Dân cư gồm hai thành phần chính:

+ Đa số là người nhập cư (khoảng 80% dân số).

+ Người bản địa khoảng 20% dân số.

Câu 2:

* Giống nhau : Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.

* Khác nhau:

- Bắc Mỹ:

+ Phía đông là núi già và sơn nguyên

+ Ở phía Tây dãy Cooc-đi-e chiếm một nửa lục địa Bắc Mĩ

+ Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam

- Nam Mỹ:

+ Phía đông là các cao nguyên

+ Hệ thống An-det chỉ chiếm 1 phần nhỏ diện tích Nam Mĩ

+ Các đồng bằng có độ cao tương đối bằng nhau

Câu 3: Các kiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mĩ:

- Rừng xích đạo xanh quanh năm phát triển ở đồng bằng A-ma-dôn. 

- Rừng rậm nhiệt đới bao phủ ở phía đông của eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti.

- Rừng thưa và xa van ở vùng trung tâm và phía tây sơn nguyên Bra-xin

- Thảo nguyên khô phát triển trên cao nguyên phía đông An-đét.

- Bụi gai và xương rồng phát triển trên miền đồng bằng duyên hải phía tây của vùng trung An-đét.

- Bán hoang mạc ôn đới phát triển trên cao nguyên Pa-ta-gô-ni.

- Hoang mạc A-ta-ca hình thành ở phía tây của An-đét.

Câu 4: Các hình thức sở hữu nông nghiệp phổ biến ở Trung và Nam Mỹ:

- Ở Trung và Nam Mĩ, chế độ chiếm hữu ruộng đất rất nặng nề, ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Hai hình thức sở hữu nông nghiệp phổ biến ở Trung và Nam Mĩ là đại điền trang và tiểu điền trang.

- Đại điền trang thuộc sở hữu của các đại điền chủ, họ chỉ chiếm chưa tới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất đai canh tác và đồng cỏ chăn nuôi. Quy mô của đại điền trang lên tới hàng nghìn hec-ta, năng suất thấp do sản xuất theo lối quảng canh. Trong khi đó, một bộ phận lớn nông dân không có ruộng đất, phải đi làm thuê.

- Tiểu điền trang thuộc sở hữu của các hộ nông dân, có diện tích dưới 5 ha, phần lớn trồng các cây lương thực để tự túc.

Câu 5:

- Các kiểu khí hậu ở Châu Âu:

+ Khí hậu ôn đới hải dương( Ven biển phía tây)

+ Khí hậu ôn đới lục địa (phía đông- chiếm diện tích lớn nhất)

+ Khí hậu hàn đới (phía bắc)

+ Khí hậu địa trung hải (phía nam)

- Càng đi về phía đông của châu lục khí hậu càng mang tính chất lục địa sâu sắc vì càng đi về phía Đông càng xa biển ,càng gần Châu Á ,ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và của gió Tây ôn đới càng giảm ,lượng mưa càng giảm đi nên tính chất lục địa càng tăng lên.

Câu 6.

*Môi trường ôn đới hải dương:

- Đặc điểm:

+ Mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm.

+ Nhiệt độ trung bình thường > 0oC.

+ Lượng mưa: mưa quanh năm, từ 800mm → 1000mm / năm.

- Phân bố chủ yếu ở ven biển Tây Âu (Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Đức)

- Sông ngòi nhiều nước quanh năm, không đóng băng.

*Môi trường ôn đới lục địa:

- Đặc điểm:

+ Mùa đông lạnh, khô, có tuyết rơi.

+ Mùa hạ nóng, có mưa.

- Phân bố chủ yếu ở Đông Âu.

- Sông ngòi: nhiều nước vào mùa hạ, đóng băng vào mùa đông.

- Thực vật: thay đổi từ Bắc xuông Nam, rừng lá kim chiếm ưu thế.

*Môi trường Địa Trung Hải:

- Đặc điểm:

+ Mùa đông không lạnh, có mưa.

+ Mùa hạ nóng, khô.

- Sông ngòi: ngắn, dốc, nhiều nước vào mùa thu - đông, mùa hạ ít nước (phụ thuộc vào lượng mưa và khí hậu).

- Thực vật: rừng thưa, cây bụi gai

*Môi trường núi cao:

- Có mưa nhiều ở các sườn đón gió phía Tây.

- Thực vật thay đổi theo độ cao.

- Môi trường núi cao điển hình là môi trường thuộc dãy An-pơ.

- Thảm thực vật:

+ 200m → 800m: đồng ruộng, làng mạc.

+ 800m → 1800m: rừng hỗn giao.

+ 1800m → 2200m: rừng lá kim.

+ 2200m→ 3000m: đồng cỏ hỗn giao.

+ Trên 3000m: băng tuyết vĩnh viễn

Thảo luận

-- hảo
-- hay lắm

Lời giải 2 :

Câu1:

- Mật độ dân số thấp nhất thế giới

- Dân số ít, mật độ thấp khoảng 3,6 ng/km², phân bố không đều

+Đông dân ở khu vực Đông và Đông nam Ôxtrâylia, Niudilen

+Thưa dân ở các đảo

- Tỉ lệ dân thành thị cao (năm 2008 chiếm 70% dân số trong các đô thị).

- Dân cư gồm hai thành phần chính:

+Đa số là người nhập cư (khoảng 80% dân số).

+Người bản địa khoảng 20% dân số.

Câu2:

-Giống nhau: Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.

– Khác nhau:

+ Bấc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.

+ Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.

+ Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.

Câu3:

Các kiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mĩ:

+Rừng xích đạo xanh quanh năm phát triển ở đồng bằng A-ma-dôn. 

+Rừng rậm nhiệt đới bao phủ ở phía đông của eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti.

+Rừng thưa và xa van ở vùng trung tâm và phía tây sơn nguyên Bra-xin

+Thảo nguyên khô phát triển trên cao nguyên phía đông An-đét.

+Bụi gai và xương rồng phát triển trên miền đồng bằng duyên hải phía tây của vùng trung An-đét.

+Bán hoang mạc ôn đới phát triển trên cao nguyên Pa-ta-gô-ni.

+Hoang mạc A-ta-ca hình thành ở phía tây của An-đét.

Câu 4:

Hai hình thức sở hữu nông nghiệp phổ biến ờ Trung và Nam Mĩ là đại điền trang  tiểu điền trang. Ở Trung và Nam Mĩ, chế độ chiếm hữu ruộng đất rất nặng nề, ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Hai hình thức sở hữu nông nghiệp phổ biến ờ Trung và Nam Mĩ là đại điền trang  tiểu điền trang.

Câu5:

Châu Âu gồm có 4 kiểu khí hậu là khí hậu ôn đới hải dương, khí hậu ôn đới lục địa, khí hậu hàn đới và khí hậu địa trung hải.

Giải thích nguyên nhân:

Do càng đi về phía Đông càng xa biển, càng gần Châu Á, ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và của gió Tây ôn đới càng giảm, lượng mưa càng giảm đi nên tính chất lục địa càng tăng lên.

Câu 6:

*Châu Âu có 4 kiểu môi trường:

Môi trường ôn đới hải dương:

- Phân bố: Các nước vùng ven biển Tây Âu.

- Khí hậu: Mùa hạ mát, mùa đông ko lạnh lắm. Nhiệt độ trên 0°C, mưa quanh năm, lượng mưa nhiều.

- Sông ngòi: nhiều nước quanh năm và không đóng băng.

- Thực vật: Rừng lá rộng phát triển (sồi, dẻ).

Môi trường ôn đới lục địa:

- Phân bố: các nước ở khu vực Đông Âu.

- Khí hậu: Phía bắc mùa đông kéo dài và có tuyết phủ. Càng về phía nam, mùa đông càng ngắn dần, mùa hạ nóng hơn, lượng mưa giảm dần. Vào sâu nội địa, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng và có mưa.

- Sông ngòi: nhiều nước vào mùa xuân-hạ, đóng băng vào mùa đông.

- Thực vật: thay đổi từ bắc xuống nam, rừng và thảo nguyên chiếm diện tích lớn.

Môi trường Địa Trung Hải:

- Phân bố: Các nước Nam Âu, ven Địa Trung Hải.

- Khí hậu: mùa thu-đông ko lạnh lắm và thường có mưa rào; mùa hạ nóng, khô.

- Sông ngòi: ngắn và dốc, mùa thu-đông có nhiều nước hơn và mùa hạ ít nước.

- Thực vật: Rừng thưa phát triển, gồm các loại cây lá cứng và xanh quanh năm.

Môi trường núi cao:

- Phân bố: điển hình là dãy An-pơ.

- Khí hậu: Nhiệt độ thay đổi theo độ cao. Mưa nhiều ở sườn Tây.

- Thực vật: thay đổi theo độ cao.

Chúc bạn học tốt 

Nhớ vote 5* và câu trl hn nha

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247