Phân tích nhân vật viên quản ngục
1,MB : - Giới thiệu về nhà văn Nguyễn Tuân : phong cách,thế giới nhân vật
- Giới thiệu truyện chữ người tử tù
- Nêu VĐNL : nv viên quản ngục là thanh âm trong trẻo giữa thế giới ngục tù
2,TB
a. Giới thuyết chung về nhân vật ,tình huống truyện
- Khái niệm nhân vật
+ Nhân vật trong văn học là con người được miêu tả ,phản ánh trong tác phẩm văn học ,
+ Phản ánh con người,thể hiện tư tưởng,tình cảm,nhận thức của nhà văn về con người và cuộc sống
- Tình huống truyện : nghịch lí,oái ăm.
- cảm nhận chung về nhân vật viên quản ngục:Nếu như nhân vật Huấn cao là biểu tượng về cái đẹp với sức mạnh hướng thiện của nó thì nhân vật viên quản ngục được sáng tạo ra để hiện thực hóa sức mạnh ấy .
b.Phân tích
* Hoàn cảnh sống của quản ngục
-Quản ngục sống : đề lao,nơi " người ta sống bằng tàn nhẫn,lừa lọc"
- sống trong hoàn cảnh như vậy,con người dễ bị th hóa
=> Quản ngục sống giữa 1 đám cặn bã,giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn,xô bồ
*Vẻ đẹp nhân vật viên quản ngục
- Quản ngục là người biết trọng người tài,biết tiếc cái tài
+ Nói về người tử tù Huấn Cao bằng những lời trầm trồ,thán phục chân thành "Trong đó,tôi nhận thấy....rất đẹp đó không?"
+ Bày tỏ tình cảm với người tử tù" Thầy bảo bọn ngục... trong cùng"
+ Sáng hôm sau,Huấn Cao bị áp giải đến,quản ngục đac đối xử đặc biệt với Huấn Cao : nhìn bằng cặp mắt hiền lành...
=> phải chăng ánh sáng của thiện lương ,khí phách của người nghệ sĩ tài hoa đã chiếu sáng tâm hồn quản ngục để hắn được sống chân thực nhất với lòng mình
- Quản ngục là người biết giá trị của văn hóa,của cái đẹp
+ Hết lời ngợi ca tài năng của Huấn Cao " người có tài viết chữ rất nhanh...,coi chữ HC là báu vật
+ Có sở nguyện cao quý : được treo ở nhà riêng 1 đôi câu đối do tay ông HC viết
+ Khổ tâm 1 nỗi,có 1 ôgn HC trong tay mình,dưới quyền mình mà k biết làm thế nào để xin được chữ
- Phẩm chất được bộc lộ qua hành vi,suy nghĩ
+Biệt nhỡn liên tài đối với HC => Vì quá yêu quý 1 người hiền lành mà quản ngục sẵn sàng hi sinh cả tính mạng,danh dự chà đạp lên tư cách viên quan của mình
+ Bị HC sỉ nhục nhưng vẫn điềm đạm,nhún nhường,lễ phép
+ Mong HC dịu lại tính nết để ông trình bày sở nguyện
+ Nhận được lệnh chém HC,quản ngục tái nhợt người đi
+ Xúc động trước 1 tấm lòng trong thiên hạ : phân tích qua cảnh cho chữ
+ Khúm núm nhận chữ,thái độ trân trọng đến thành kính
- Quản ngục là người khôgn sợ cường quyền : bỏ lỏng pháp luật nhà tù ,chăm lo,biệt đãi tử tù
- Là người có lương tri trogn sạch
+ Suy nghĩ nhiều về nghề của mình " ông trời nhiều khi...lũ quay quắt"
+ Nhận ra sai lầm của mình khi chọn nhầm nghề mất rồi
+Khi được HC khuyên đổi chỗ ở thì xúc động nghẹn ngào ( PHÂN TÍCH Ý NGHĨA CÁI CÚI ĐẦU)
=> Tấm lòng của viên quản ngục như đóa hoa sen trên đầm lầy tăm tối,hôi hám trong xã hội xưa
c. Đánh giá chung
* Nội dung tư tưởng
- Quản ngục là người biết quý trọng người tài,yêu cái đẹp
- Đề cao cái tài,sở thích cao quý của viên coi ngục
- Triết lí nhân bản
- Quan niệm lãng mạn về con người của Nguyễn Tuân
* Nghệ thuật
3.KB : Khẳng định lại vấn đề
( Đây là dàn ý khá chi tiết,em tham khảo nhé.Để phân tích thêm nv thầy thơ lại thì em có thể lồng ghép phân tích những đoạn hội thoại giữa 2 nv này )
xin hn cho nhóm
I. Mở bài:
- Nguyễn Tuân là nhà văn yêu cái đẹp và luôn hướng tới nó. Văn ông không thiếu những con người, những hoàn cảnh đẹp đến hoàn bích mà cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù là ví dụ điển hình.
- Trong tác phẩm Chữ người tử tù thì cảnh cho chữ chính là trung tâm của mọi giá trị nghệ thuật, nó vừa khắc họa chân dung người tử tù hiên ngang, thi vị lại vừa thể hiện được tư tưởng nhân văn sâu sắc.
- Cảnh cho chữ là một áng văn "xưa nay chưa từng có"
II. Thân bài
1. TÓM TẮT HOÀN CẢNH TRƯỚC KHI CHO CHỮ
- Người tù Huấn Cao: vốn là người có tâm hồn phóng khoáng, thích tự do và chán ghét những kẻ nhũng nhiễu nhân dân. Ông còn là người nghệ sĩ tài năng yêu thích cái đẹp và luôn giữ gìn thiên lương trong sáng. Huấn Cao cũng có nguyên tắc riêng của mình, ông viết chữ nổi tiếng nhưng chỉ cho những người ông quý, không bao giờ cúi đầu trước uy quyền và đồng tiền.
Video Player is loading.Advertisement (1 of 10): 0:00X
- Quản ngục: một người có thiên lương, biết quý trọng người hiền và yêu cái đẹp nhưng lại làm nghề quản ngục. Khao khát được chữ của Huấn Cao treo trong nhà là khao khát lớn đời ông.
- Cảnh cho chữ diễn ra trong ngục tối.
- Trong bối cảnh giữa một người tù và một tên quản ngục, ban đầu Huấn Cao không nhận ra tấm lòng của viên quản ngục nhưng sau đó người tử tù không thể từ chối mong muốn chính đáng của một người biệt nhỡn liên tài.
2. DIỄN BIẾN CẢNH CHO CHỮ TRONG CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
+ Thời gian: Tình huống cho chữ diễn ra hết sức tự nhiên trong thời gian giữa đêm nhưng lại là thời gian cuối cùng của một con người tài hoa.
+ Không gian: Cảnh cho chữ thiêng liêng lại được diễn ra trong cảnh u ám của ngục tối. Bối cảnh được khắc họa trên nền đất ẩm thấp, mùi hôi của dán, chuột…
+ Người cho chữ là người tử tù nhưng oai phong, đang trong tư thế ban ân huệ cuối cùng của mình cho người khác. Kẻ xin chữ lẻ ra là người có quyền hành hơn nhưng cúi đầu mang ơn.
3. GIẢI THÍCH TẠI SAO CẢNH CHO CHỮ LÀ CẢNH TƯỢNG XƯA NAY CHƯA TỪNG CÓ:
+ Thông thường người ta chỉ sáng tác nghệ thuật ở nơi có không gian rộng rãi, trang nghiêm hay ít nhất là nơi sạch sẽ, đằng này cảnh cho chữ lại diễn ra nơi cái ác ngự trị.
+ Người nghệ sĩ làm ra tác phẩm nghệ thuật phải thật sự thoải mái về tâm lí, thể xác trong khi Huấn Cao phải đeo gông, xiềng xích và nhận án tử vào ngày hôm sau.
+ Người quản ngục là người có quyền bắt buộc kẻ tử tù nhưng ngược lại kẻ tử tù lại ở vị thế cao hơn có quyền cho hay không cho chữ.
4. Ý NGHĨA CỦA CẢNH CHO CHỮ TRONG CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
+ Ca ngợi tấm lòng thiên lương của hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục
+ Ca ngợi sự chiến thắng của cái đẹp dù ở nơi u ám nhất.
+ Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn trong con người của Huấn Cao từ đó thể hiện quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân.
III. Kết bài
- Một lần nữa khẳng định lại cảnh cho chữ là cảnh tượng đẹp và mang nhiều ý nghĩa thể hiện được sự nâng niu, coi trọng cái đẹp, cái chữ trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247