Thầy Chu Văn An không chỉ là nhà giáo dục kiệt xuất mà còn là một trí thức, một nhà thơ và nhà văn hóa có nhiều đóng góp cho nền văn hóa dân tộc. Ca ngợi Thầy, tác giả Trần Nguyên Đán (1325-1390) một trong những quí tộc, danh nhân tiêu biểu thời Trần từng viết: Thầy không chỉ là người có đức hạnh mà học vấn còn hết sức uyên bác “thấu triệt tận cùng nghĩa lí kinh điển, hiểu rộng về sử, công phu thực to lớn”.
Đương thời, thầy Chu Văn An đã biên soạn nhiều tác phẩm. Sách Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú (1782-1840) chép tác phẩm của Chu Văn An có Tứ thư thuyết ước (gồm 10 quyển giải nghĩa về bộ Tứ thư), tập thơ Tiều Ẩn thi tập (1 quyển), Quốc ngữ thi tập (1 quyển). Ngoài ra thầy còn viết sách về địa lý (Địa đạo dẫn giải chương cú tập chú ), về vũ trụ, thiên văn (Thiên văn chiêm nghiệm tập chú) và sách thuốc“Y học yếu giải.
Đương thời, Thày Chu Văn An đã biên soạn nhiều tác phẩm. Sách Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú (1782-1840) chép tác phẩm của Chu Văn An có Tứ thư thuyết ước (gồm 10 quyển giải nghĩa về bộ Tứ thư), tập thơ Tiều Ẩn thi tập (1 quyển), Quốc ngữ thi tập (1 quyển). Ngoài ra Thày còn viết sách về địa lý (Địa đạo dẫn giải chương cú tập chú ), về vũ trụ, thiên văn (Thiên văn chiêm nghiệm tập chú) và sách thuốc“Y học yếu giải tập”.
Thơ văn của Thày theo nhận xét của các văn nhân đời sau “rất trong sáng, u nhàn”. Còn nội dung các phẩm trên đều thể hiện rõ tính dân tộc, tập trung miêu tả những gì hiện thực trước mắt, những cảnh đẹp thiên nhiên, chú tâm đến cảm hứng con người Đại Việt, bình dị và “tự nhiên, có thể tưởng thấy ý thú thanh cao. chứ không bóng bảy, vay mượn điển tích nước ngoài.
Là một con người có tính cách cương trực, thẳng thắn, luôn giữ tiết tháo, thanh liêm, không màng danh lợi, nhân cách Chu Văn An là nhân cách của một trí thức, một nhà giáo dục, nhà văn hóa “không cầu người biết đến mình mà chỉ lo mình không có tài đức để người ta biết đến” và “học thành đạt cho mình là để thành đạt cho người, công đức tới dân, ân huệ để lại đời sau”, là tấm gương sáng cho hậu thế noi theo. Ngót 650 năm lịch sử đã trôi quan, những tư tưởng đó của Thày Chu Văn An về văn hóa, giáo dục vẫn còn nguyên giá trị và có ý nghĩa giáo dục tích cực to lớn trong lòng xã hội hiện đại./.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247