1/Trình tự các Nu trên ADN(gen) qui định trình tự các Nu trong mạch mARN qua đó qui định trình tự các axit amin trong phân tử Protein tham gia vào hoạt động của tế bào và biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
2/
-Thường biến
-Đột biến
+Thường xảy ra tập trung theo một hướng xác định.
+Chỉ làm biến đổi kiểu hình, không làm biến đổi kiểu gen nên không di truyền được.
+Do tác động trực tiếp từ điều kiện môi trường.
+Không phải nguyên liệu cho chọn giống mà mang ý nghĩa thích nghi.
+Có lợi cho sinh vật.
-Đột biến
+Xảy ra riêng lẻ theo nhiều hướng khác nhau.
+Làm biến đổi kiểu gen nên di truyền được.
+Do tác động của các tác nhân vật lí, tác nhân hóa học gây nên.
+Có ý nghĩa là nguyên liệu cho chọn giống.
+Hầu hết có hại cho sinh vật, một số ít có lợi hoặc trung tính.
3/
-Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp Nu.
-Các dạng đột biến gen: thêm 1 cặp Nu, mất 1 cặp Nu, thay thế cặp Nu này bằng cặp Nu khác.
4/
-Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc cặp NST bị thay đổi về số lượng.
-Các dạng cơ bản thể dị bội là:
+ Thể không (2n – 2)
+ Thể một (2n – 1)
+ Thể ba (2n + 1)
+ Thể bốn (2n + 2)
5/
*Bệnh Đao: người mắc hội chứng Đao là người có 3 NST số 21 trong tế bào.
-Cơ chế phát sinh: do rối loạn trong giảm phân ở bố hoặc mẹ (thường là ở mẹ), cặp NST 21 không phân li, dẫn đến hình thành hai loại giao tử: 1 loại mang 2 NST số 21 và 1 loại không có NST số 21. Qua thụ tinh, giao tử mang 2 NST 21 kết hợp với giao tử bình thường tạo ra hợp tử mang 3 NST số 21 phát triển thành hội chứng Đao.
-Đặc điểm bệnh Đao: bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng há, lưỡi hơi thè, mắt hơi sâu và 1 mí, khoảng cách giữa 2 mắt xa nhau, ngón tay ngắn,.....
*Bệnh Tớcnơ: người mắc bệnh Tớcnơ là người nữ chỉ có 1 NST giới tính X.
-Cơ chế phát sinh: do rối loạn trong giảm phân ở bố(hoặc mẹ), cặp NST giới tính không phân li, dẫn đến hình thành hai loại giao tử: 1 loại mang cả 2 NST giới tính và 1 loại không có NST giới tính nào. Qua thụ tinh, giao tử không mang NST giới tính kết hợp với giao tử bình thường mang NST giới tính X của mẹ(hoặc bố) tạo ra hợp tử mang OX NST giới tính phát triển thành bệnh Tớcnơ ở nữ.
-Đặc điểm: lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, tử cung nhỏ, mất trí, không có con,.....
Đáp án:
câu 1 bản chất
trình tự các nucleotit trên ADN(gen) qui định trình tự các nucleotit trong ADN qua đó qui định trình tự các axitamin trong phân tử protein tham gia vào hoạt động của tế bào và biểu hiện tính trạng cơ thể
câu4
thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc 1 số cặp NST bị thay đổi về số lượng các dạng cơ bản là
- 2n-1: thể 1 nhiễm
- 2n+1: thể 3 nhiễm
- 2n-2 : thể ko nhiễm
câu 3
đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc cuuar gen
các dạng đột biến gen
- mất 1 cặp nucleotit
- thêm 1 cặp nucleotit
- thay thế 1 cặp nucleotit
câu 5
bệnh đao: 2n+1
bệnh tóc nơ : 2n-1
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247