*Câu tạo máu :
+ các tế bào (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương.
*Chức năng chính của máu là cung cấp các chất nuôi dưỡng và cấu tạo các tổ chức cũng như loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể như khí carbonic và acid lactic.
* Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ?
+Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải qua động mạch phổi , rồi vào mao mạch phổi qua tĩnh mạch phổi rồi trở về tâm nhĩ trái .
+ Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái qua động mạch chủ, rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể và các mao mạch phần dưới cơ thể , từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên rồi trở về tâm nhĩ phải , từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới rồi cũng trở về tâm nhĩ phải
1. Thành phần của máu:
**Cấu tạo:
- Huyết tương (55% thể tích)
+ Nước 90%.
+ Protein, lipit, glucose, vitamin.
+ Muối khoáng, chất tiết, chất thải.
- Các tế bào máu (45% thể tích)
+ Hồng cầu.
+ Bạch cầu.
+ Tiểu cầu.
**Chức năng:
- Huyết tương:
+ Duy trì máu ở trạng trái lỏng để dễ dàng lưu thông trong mạch.
+ Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác như hoocmon, kháng thể đến các tế bào và vận chuyển các sản phẩm bài tiết từ tế bào đến các cơ quan bài tiết.
- Hồng cầu:
+ Có Hb có khả năng kết hợp với `O_2` và `CO_2` nên có chức năng vận chuyển `O_2` và `CO_2`.
- Bạch cầu:
+ Tạo ra 3 hàng rào để bảo vệ cơ thể, chống các vi khuẩn đột nhập bằng cơ chế thực bào, tạo kháng thể, tiết protein đặc hiệu phá hủy tế bào đã bị nhiễm bệnh.
- Tiểu cầu:
+ Dễ bị phá hũy để giải phóng 1 loại enzim gây đông máu.
2. Mô tả đường đi của máu:
**Vòng tuần hoàn lớn:
- Máu đỏ tươi từ tâm thất trái theo động mạch chủ, phân phối đến các mao mạch phần trên và các mao mạch phần dưới cơ thể và đến tận các tế bào.
- Tại đây xảy ra sự trao đổi khí (máu nhận khí `CO_2` thải khí `O_2`) và trao đổi chất, máu hóa đỏ thẫm tập trung theo tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới đổ về tâm nhĩ phải.
**Vòng tuần hoàn nhỏ:
- Máu đỏ thẫm từ tâm thất phải theo động mạch phổi vào mao mạch phổi.
- Tại đây đã diễn ra quá trình trao đổi khí (máu nhận `O_2` và thải `CO_2`) máu trở thành đỏ tươi sau đó tập trung theo tĩnh mạch phổi đổ về tâm nhĩ trái.
*Sơ đồ mô tả đường đi của máu trong hai vòng tuần hoàn lớn và nhỏ: Ảnh.
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247