Thời học sinh, ta luôn có một chiếc đồng hồ báo thức để có thể nhắc nhỏ về thời gian trong ngày. Việc dạy sớm đi học, ăn uống, đi ngủ, học bài,... tất cả điều được chiếc đồng hồ bào thức xin xắn ghi nhớ mà hẹn lịch giùm. Cùng xem bài văn tả chiếc đồng hồ báo thức của bạn học sinh dưới đây tả về ưu điểm gì của một chiếc đồng hồ báo thức nha.
Để giúp mọi người đi làm và em đi học đúng giờ, ba đi công tác về mua cho gia đình một chiếc đồng hồ báo thức.
Đây là chiếc đồng hồ của Nhật còn mới tinh. Nó được để trong một chiếc hộp vuông xinh xắn. Chiếc đồng hồ này chạy bằng pin, hiệu Sony.
Cả đồng hồ là một khối tròn, đường kính khoảng mười lăm cen-ti-mét. vỏ đồng hồ được bọc một lớp mạ kền sáng loáng. Phía trên có quai xách cong cong rất tiện cho việc di chuyển. Sau tấm mi-ka trắng là mặt đồng hồ. Mặt đồng hồ được phân định ra mười hai vạch chia đều cho các con số: mười hai, chín, sáu và ba. Riêng con số mười hai được ghi bằng màu đỏ. Các số khác màu đen. Giáp tâm đồng hồ có một ô nhỏ hình chữ nhật ghi ngày, tháng. Trên mặt đồng hồ có ba kim dài ngắn, to nhỏ, di chuyển nhanh chậm khác nhau. Kim nhỏ nhất, mảnh mai màu đỏ là cô em út có tên gọi là kim giây, chạy nhiều và nhanh nhất. To và ngắn hơn là anh kim phút, lâu lâu anh ta mới nhích một chút. Chị kim giờ thấp người hơn anh kim phút dường như đứng tại chỗ, nhưng thật ra chị ta quay rất chậm, từ tốn như bước đi của một bà già ngoài bảy mươi tuổi.
Mặt sau đồng hồ có hai cái núm tròn cũng được mạ kền sáng bóng. Một núm để điều chỉnh giờ, núm kia là hẹn báo thức để gọi em dậy đi học.
Hàng ngày, tiếng "tích tắc! tích tắc! " cứ đều đặn vang lên, trong nhà ai cần biết giờ chạy ra nhìn nó là biết ngay.
Sáng sớm, lúc năm giờ, đồng hồ vang lên một hồi chuông dài. Và tiếp sau là tiếng "cạp, cạp" của chú vịt Đô-nan khiến mọi người bừng tỉnh giấc.
Em rất thích chiếc đồng hồ này, nó không những giúp em đi học đúng giờ mà còn nhắc nhở em chuyên cần hơn nữa trong học tập. Em sẽ cố gắng làm bài, sinh hoạt đúng giờ, biết giữ gìn và quý trọng thời gian.
Đang ngủ say trong 1 giấc mơ tuyệt đẹp thì chuông đồng hồ trên tường thong thả điểm 6 tiếng báo em thức dậy chuẩn bị đi học . Chiến đồng hồ treo trường thật hữu ích , không những thế nó còn rất đẹp nữa
Đó là một chiếc đồng hồ được bố em mua ở một cửa hang bán đồng hồ trên huyện về . Chiếc đồng hồ hình chữ nhật khá to , chiều dài phải đến gần một mét còn chiều rộng có lẽ ba , bốn mươi phân , bên ngoài được viền bằng một đường nhôm mạ vàng tuyệt đẹp bốn xung quanh . Gọi là đồng hồ nhưng thực ra nó giống như 1 bức tranh phong cảnh hơn là chiếc dồng hồ . Phía bên phải là một bức tranh phong cảnh rất đẹp chiếm khoảng tám mươi phần tram diện tích mặt đồng hồ . Bức tranh vẽ cảnh một con cò đang lội suối , con nào cũng trắng tinh , cũng có một cái mỏ rất dài . Mỗi lần cắm diện vào thì bức tranh lại rực rỡ hơn bởi vì màu sắc của bức tranh rất thật , đặc biệt những con cò trong tranh khi ấy lại bay và mổ cái mỏ xuống nước thật sinh động . Bên trái của chiếc đồng hồ , phần còn lại là một bảng điện tử với những con số màu đỏ nhấp nháy lien tục rất đẹp . Phải nói là chiếc đồng hồ cực kì tiện lợi bởi nó không chỉ cho em biết giờ như những đồng hồ treo tường khác mà trên bảng điện tử có cả hệ thống ngày , tháng , năm như một quyển lịch . Ngoài ra có cả một chiếc nhiệt kế đo nhiệt độ trong nhà hàng ngày nữa . Chiếc đồng hồ có hai hệ thống chuông , một hệ thống báo giờ , cứ sau mỗi tiếng thì đồng hồ lại kêu lên , vì vậy mỗi lần nghe tiếng kêu là em đã biết mấy giờ mà không nhìn lên đồng hồ . Hệ thống quan trọng hơn là báo thức . Chiếc đồng hồ sử dụng năng lương điện nên không cần thiết sử dụng pin vì vậy không lo bị hết pin và chết máy làm ảnh hưởng đến công việc hằng ngày .
Em thích chiếc đồng hồ này vì nó giúp gia đình em biết giờ giâc ,ngày tháng và cả nhiệt độ nữa . Mỗi sang đồng hồ báo thức em lại thức dậy ngay để chuẩn bị đến trường
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247