Krông Pắc (Đắk Lắk) là huyện quy tụ dân cư của mọi miền đất nước đến lập nghiệp trong cộng đồng dân cư, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có trên chiếm 32%. Các dân tộc thiểu số ở huyện ta có trình độ dân trí không đồng đều. Nhiều dân tộc đã đạt đến trình độ cao về phát triển kinh tế – xã hội, nhưng cũng còn một số dân tộc vẫn ở trình độ phát triển rất thấp. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có một số nghị quyết, chủ trương, chính sách lớn về phát triển kinh tế – xã hội miền núi. Đây là những nghị quyết, chủ trương quan trọng về công tác dân tộc, xây dựng chính sách dân tộc và phát triển kinh tế – xã hội, thay đổi tư duy trong chính sách phát triển vùng dân tộc và miền núi.
Theo đó, đến nay hàng loạt các chương trình, chính sách, dự án đã được triển khai ở vùng dân tộc thiểu số như: Chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biêt khó khăn vùng đồng bào dân tộc, miền núi và vùng sâu, vùng xa như (Chương trình 135), các chương trình quốc gia về giáo dục, y tế, văn hoá, nước sạch và vệ sinh môi trường, phủ sóng phát thanh, truyền hình, cấp báo tạp chí đến các xã đặc biệt khó khăn. Trong quá trình tổ chức thực hiện các chương trình, nhiều phong trào thi đua yêu nước được cấp uỷ, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể phát động đã thu hút được sự tham gia của đồng bào các dân tộc như: “Giúp nhau phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo”, “Thi đua sản xuất kinh doanh giỏi”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, “Xoá mù chữ, phổ cập Tiểu học, Trung học cơ sở”, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ Quốc”.
Đối với địa phương: Tỉnh và Huyện đã đầu tư phát triển kinh tế, xã hội cho các thôn, buôn, đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ theo chương trình mục tiêu quốc gia,
Đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào
đã được nâng cao hơn một bước
như chương trình 134, 135, 167, 169 …. Đến nay giải quyết cơ bản vấn đề đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số, kéo điện lưới quốc gia về cho các buôn vùng sâu, vùng xa, các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, đưa tỷ lệ số hộ gia đình đồng bào dân tộc có điện lưới quốc gia lên 73,79%. Hỗ trợ cho đồng bào nghèo cấp máy nổ để sản xuất, cấp cây, con giống, chú trọng đưa các chương trình khuyến nông, khuyến công về các buôn làng đồng bào định canh, định cư.
Bên cạnh đó, huyện còn quan tâm đầu tư xây dựng nhà sinh hoạt văn hoá cộng đồng cho mỗi thôn, buôn; xây dựng cơ sở vật chất trường học từ bậc học mầm non đến trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú; nâng cao chất lượng dạy và học thu hút trên 17.000 học sinh dân tộc thiểu số trong toàn huyện đến lớp. Sự nghiệp y tế cũng phát triển mạnh, hiện nay, hầu hết các xã đặc biệt khó khăn đã có trạm y tế và y sỹ phục vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho đồng bào. Hệ thống chính trị các cấp củng cố, tổ chức cơ sở Đảng, các đoàn thể nhân dân được kiện toàn, đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ dân tộc thiểu số đã có những bước trưởng thành.
Có thể nói với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, đời sống tinh thần, vật chất của đồng bào các dân tộc thiểu số trong huyện ngày một nâng cao./.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247