Câu 1: Nguồn âm là các vật phát ra âm.
Đặc điểm chung: Đều dao động
Ví dụ: Sợi dây cao su kéo căng rồi thả ra (bộ phận dao động là dây cao su).
Mặt trống khi dùng dùi đánh (bộ phận dao động là mặt trống)
Loa phát tiếng nhạc (bộ phận dao động là mặt loa).
Câu 2: Tần số là số dao động trong 1s. Đơn vị tần số là Héc (Hz).
Mối quan hệ giữa tần số và độ cao của âm:
- Khi tần số dao động càng lớn thì âm càng bổng.
- Khi tần số dao động càng nhỏ thì âm càng trầm.
Tai người nghe được các âm thanh có tần số từ 20Hz đến 20000Hz.
Câu 3: Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó.
Mối quan hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm:
- Biên độ dao động càng lớn thì âm càng to.
- Biên độ dao động càng nhỏ thì âm càng nhỏ.
Đơn vị đo độ to của âm là dB (đêxiben).
Câu 4: Âm truyền được qua nước, không khí, rắn. Không truyền được qua chân không.
Vận tốc truyền âm:
Nước: 1500m/s Rắn (thép): 6100m/s Không khí: 340m/s
So sánh: Chất rắn truyền âm tốt nhất, tiếp theo là nước, cuối cùng là không khí kém nhất.
Câu 5: Phản xạ âm là là âm dội lại khi gặp một màn chắn.
Những vật có bề mặt nhẵn, bóng, cứng thì truyền âm tốt.
Hiện tượng này áp dụng vào việc: Đo độ sâu của biển.
Câu 6: Tiếng vang là quá trình lặp đi lặp lại của một âm thanh gốc do quá trình phản xạ âm gây ra.
Âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất 1/15 s.
Câu 7: Tiếng ồn bị ô nhiễm là những tiếng ồn làm ảnh hưởng đến các hoạt động xung quanh hoặc những âm thanh có tần số trên 120 dB.
Một số biện pháp phòng chống:
- Trồng nhiều cây xanh.
- Ốp tường bằng xốp, treo rèm nhung để giảm tiếng ồn, tiếng vang.
- Những nơi không thể hạn chế được tiếng ồn (như chợ búa) thì di dời khỏi các khu dân cư.
1. - Nguồn âm là vật phát ra âm
- Đặc điểm chung: Dao động
- VD: Tiếng người, tiếng đàn, tiếng trống,..
2. - Tần số là số dao động trong 1 giây
- Đơn vị: Héc (Hz)
- Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn
Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ
- Tai người thường nghe được âm có tần số trong khoảng từ 20Hz đến 20000Hz
3. - Biên độ dao động là độ lệch so với vị trí cân bằng
- Biên độ càng lớn thì âm phát ra càng to
Biên độ càng nhỏ thì âm phát ra càng nhỏ
- Đơn vị: đêxiben (dB)
4. - Truyền được: môi trường chất rắn,lỏng,khí
Không truyền được: môi trường chân không
- Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, vận tốc truyền âm trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí
5. - Phản xạ âm là âm dội lại khi gặp một mặt chắn
- Những vật cứng có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt
-
6. - Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây
- Khi âm truyền đến màn chắn dội lại chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai ít nhất 1/15 giây
7. - Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người
- Biện pháp:
+ Giảm độ to của tiếng ồn phát ra
+ Ngăn chặn đường truyền âm
+ Làm cho âm truyền theo hướng khác
Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247