Trang chủ Lịch Sử Lớp 7 nêu tình hình kinh tế sau chiến tranh của nhà...

nêu tình hình kinh tế sau chiến tranh của nhà trần =>mâu thuẫn giữa các nong dân nô tì với các giai cấp gay gắt câu hỏi 1517134 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

nêu tình hình kinh tế sau chiến tranh của nhà trần =>mâu thuẫn giữa các nong dân nô tì với các giai cấp gay gắt

Lời giải 1 :

Tình hình kinh tế nhà Trần sau chiến tranh:

* Nông nghiệp:

- Thực hiện nhiều chính sách khuyến khích nên nông nghiệp được phục hồi và phát triển

- Ruộng khai hoang mở rộng gồm: ruộng công và ruộng tư, điền trang, thái ấp của quý tộc, vương hầu, ruộng của địa chủ ngày càng nhiều

- Ruộng đất công làng xã chiếm ưu thế về diện tích, chia cho nông dân cày cấy và nộp thuế, là nguồn thu nhập chính của nhà nước

- Cho đắp đê quai vạc từ đầu nguồn tới bờ biển

* Thủ công nghiệp phát triển:

- Mở rộng xưởng thủ công nhà nước, trình độ kĩ thuật được nâng cao như dệt tơ lụa, đóng được thuyền lớn đi trên biển, chế tạo được súng

- Hàng thủ công trong nhân dân tăng như làm gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy,...

- Thợ thủ công cùng nghề họp thành làng nghề ở nông thôn như làng gốm - Bát Tràng, tại Thăng Long thành phường nghề. Trình độ kĩ thuật và mặt hàng sản xuất được thống nhất và nâng cao về chất lượng.

* Buôn bán 

- Tấp nập, các chợ ra đời, buôn hàng chuyến bằng thuyền

- Trung tâm buôn bán là Thăng Long, Nam Xang

- Vân Đồn là nơi buôn bán với thương nhân nước ngoài 

Thảo luận

-- hay quá cảm ơn bạn

Lời giải 2 :

a) Nông nghiệp

- Nông nghiệp được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt của nhà Trần.

- Khuyến khích phát triển nông nghiệp: chiêu dân, khai hoang.

- Ruộng đất: gồm 2 loại ruộng công ở các làng xã và ruộng tư là các điền trang, thái ấp.

b) Thủ công nghiệp

- Thủ công nghiệp nhà nước: được mở rộng gồm nhiều ngành nghề khác nhau như làm đồ gốm tráng men, dệt vài lụa, chế tạo vũ khí, đóng thuyền,...

- Thủ công nghiệp dân gian: phổ biến và phát triển, nổi bật là nghề làm đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng làm giấy, khắc bản in, rèn, …

- Các làng nghề, phường nghề ra đời. Các mặt hàng thủ công ngày càng tốt, đẹp hơn do trình độ kĩ thuật được nâng cao.

Thạp gốm hoa nâu (thế kỉ XIII - XIV)

c) Thương nghiệp

- Nội thương: Phát triển.

+ Nhiều chợ, đô thị, thương cảng; xuất hiện nhiều thương nhân.

+ Thăng Long là trung tâm kinh tế khá sầm uất của cả nước, có nhiều phường thủ côn, nhiều chợ lớn thu hút người buôn bán ở các nơi.

- Ngoại thương: Buôn bán với nước ngoài được đẩy mạnh qua cảng Vân Đồn.

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247