Trang chủ Lịch Sử Lớp 5 Câu 1: Phong trào kháng chiến chống Pháp lớn nhất...

Câu 1: Phong trào kháng chiến chống Pháp lớn nhất ở Nam Kì khi Pháp xâm lược nước ta do ai lãnh đạo? A. Nguyễn Trung Trực B. Trương Định C. Nguyễn Hữu Huân D.

Câu hỏi :

Câu 1: Phong trào kháng chiến chống Pháp lớn nhất ở Nam Kì khi Pháp xâm lược nước ta do ai lãnh đạo? A. Nguyễn Trung Trực B. Trương Định C. Nguyễn Hữu Huân D. Hồ Xuân Nghiệp Câu 2: Bình Sơn ngày nay thuộc tỉnh: A. Quảng Ngãi B. An Giang C. Long An D. Quảng Nam Câu 3: Tân An ngày nay thuộc tỉnh A. An Giang B. Hà Tiên. C. Long An. D. Vĩnh Long Câu 4: Trương Định chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp từ khi nào? A. Từ cuối năm 1959 B. Khi nhà Nguyễn kí hòa ước. C. Khi Pháp vừa tấn công Gia Định D. Khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Câu 5: Triều đình nhà Nguyễn kí hòa ước, nhường ba tỉnh miền Đồng Nam Kì cho Pháp khi nào? A. Năm 1959 B. Khi Pháp vừa đánh Gia Định C. Khi Trương Định chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp. D. Năm 1862 Câu 6: Khi nghĩa quân Trương Định đang thu được thắng lợi thì triều đình nhà Nguyễn làm gì? A. Kí hòa ước. B. Buộc Trương Định giải tán nghĩa binh. C. Ban chức lãnh binh An Giang cho Trương Định D. Nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp. Câu 7: Vua ban cho Trương Định chức lãnh binh ở: VDO.AI A. Hà Tiên B. Vĩnh Long. C. An Giang. D. Long An Câu 8: Dân chúng và nghĩa quân muốn gì khi Trương Định đang băn khoăn, suy nghĩ? A. Suy tôn Trương Định làm chủ soái. B. Tiếp tục kháng chiến C. Phải tuân lệnh vua. D. Tôn Trương Định làm "Bình Tây Đại nguyên soái". Câu 9: Lãnh binh là chức quan A. Võ B. Văn C. Chức quan võ chỉ huy quân đội một tỉnh. D. Chức quan đứng đầu tỉnh. Câu 10: Trương Định đã quyết định như thế nào trước niềm tin yêu của nghĩa quân và dân chúng? A. Nhận chức lãnh binh. B. Từ chối chức lãnh binh. C. Phất cao cờ "Bình Tây" D. Ở lại cùng nhân dân chống giặc. Câu 11: Đứng trước sự phát triển khoa học kĩ thuật của Châu Âu và tư tưởng bảo thủ của triều đình nhà Nguyễn, ai là người có chủ trương đổi mới đất nước? A. Nguyễn Lộ Trạch B. Phạm Phú Thứ. C. Nguyễn Trường Tộ. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 12: Sau khi từ Pháp trở về, Nguyễn Trường Tộ đã trình lên vua Tự Đức bản điều trần trong đó bày tỏ: A. Mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai, khoáng sản. B. Đề nghị không cho thương nhân nước ngoài vào nước ta làm ăn mua bán. C. Mở trường dạy đóng tàu, đúc súng và dạy cách sử dụng máy móc. D. Cả A và C đúng. Câu 13: Thông qua bản điều trần, Nguyễn Trường Tộ mong muốn điều gì cho đất nước? A. Muốn nhân dân thoát khỏi cảnh nghèo đói. B. Muốn đất nước cải cách, phải tiếp cận với khoa học tiên tiến trên thế giới lúc bấy giờ. C. Ông mong muốn xóa bỏ chế độ phong kiến đương thời. D. Cả A và B đúng. Câu 14: Nguyễn Trường Tộ được người đời sau kính trọng là bởi: A. Ông lập được nhiều chiến công trong việc đánh Pháp. B. Ông giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho nhân dân. C. Ông có công trong việc khai phá, mở rộng bờ cõi. D. Ông là người biết nhìn xa trông rộng, có lòng yêu nước nồng nàn với mong muốn tha thiết canh tân đất nước. Câu 15: Nguyễn Trường Tộ từ Pháp trở về đã kể cho các quan trong triều nghe thay đổi gì ở xã hội Pháp mà ông chứng kiến? A. Chuyện đèn điện không có dầu vẫn sáng. B. Khi làm nông nghiệp, người nông dân Pháp vẫn phải dùng cày bằng sức người. C. Xe đạp hai bánh chạy băng băng mà vẫn không đổ. D. Cả A và C đúng. Câu 16: Vua Tự Đức khi nghe đề nghị canh tân của Nguyễn Trường Tộ đã: A. Đồng ý và cho thực hiện ngay. B. Không nghe theo, vì cho rằng những phương pháp cũ cũng đủ để điều khiển đất nước. C. Có thực hiện nhưng không triệt để. D. Cho bắt Nguyễn Trường Tộ vào ngục, bởi ông có tư tưởng thân Pháp. Câu 17: Năm 1884, sau khi triều đình Huế kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn bộ nước ta, trong nội bộ triều đình Huế đã nảy sinh những quan điểm nào? A. Hòa hoãn, thương thuyết với Pháp. B. Cương quyết cùng nhân dân tiếp tục chiến đấu chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc. C. Cầu cứu nhà Thanh đưa quân sang đánh Pháp. D. Cả A và B đúng. Câu 18: Được tin Tôn Thất Thuyết chuẩn bị lực lượng đánh Pháp. Thực dân Pháp đã sử dụng âm mưu nào để đối phó với Tôn Thất Thuyết? A. Mời Tôn Thất Thuyết cộng tác với Pháp. B. Mời Tôn Thất Thuyết đến giả vờ họp rồi bắt ông. C. ám sát Tôn Thất Thuyết để loại trừ nguy cơ "tạo phản" D. Bắt cóc những người thân nhằm gây sức ép với ông. Câu 19: Cuộc khởi nghĩa nào thuộc phong trào khởi nghĩa hưởng ứng Chiếu Cần Vương? A. Khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hóa). B. Khởi nghĩa Bãi Sậy (Hưng Yên) C. Khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh). D. Cả A, B và C đúng Câu 20: Vào đêm mồng 4 rạng sáng 5 / 7 / 1885, trong cảnh vắng lặng kinh thành Huế, việc gì đã xảy ra? A. Cảnh thả đèn trên sông Hương. B. Âm thanh của những thoi dệt vải. C. Tiếng súng "thần công" nổ rầm trời, lửa cháy sáng rực D. Cả A và B đúng.

Lời giải 1 :

Câu 1: B. Trương Định

Câu 2: A. Quảng Ngãi

Câu 3: C. Long An

Câu 4: C. Khi pháp vừa tấn công Gia Định

Câu 5: D. Năm 1862

Câu 6: A. Kí hòa ước

Câu 7: C. An Giang

Câu 8: D. Tôn Trương Định làm "Bình Tây Đại nguyên soái"

Câu 9: D. Chức quan đứng đầu tỉnh

Câu 10: D. Ở lại cùng nhân dân chống giặc.

Câu 11: C. Nguyễn Trường Tộ

Câu 12: D. Cả A,B,C đều đúng

Câu 13: B. Muốn đất nước cải cách, phải tiếp cận với khoa học tiên tiến trên thế giới lúc bấy giờ.

Câu 14: D. Ông là người biết nhìn xa trông rộng, có lòng yêu nước nồn nàn với mang muốn tha thiết canh tân đất nước. 

Câu 15: D. Cả A và C đều đúng 

Câu 16: B. Không nghe theo, vì cho rằng những phương pháp cũ cũng đủ để điều khiển đất nước.

Câu 17: C. Cầu cứu nhà Thanh đứa quân sang đánh Pháp.

Câu 18: B. Mời Tôn Thấy Thuyết đến giả vờ họp rồi bắt ông.

Câu 19: D. Cả A,B,C đều đúng.

Câu 20: C. Tiếng súng "thần công" nổ rầm trời, lửa cháy sáng rực

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 1: B. Trương Định

Vì cuộc khởi nghĩa hoạt động ngày càng mạnh mẽ, nghĩa quân theo ông rất đông. Phong trào kéo dài nhất trong cuộc kháng chiến ở Nam kì: `1859 -> 1864`

Câu 2: A. Quảng Ngãi

Bình Sơn là một huyện nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh Quảng Ngãi.

Câu 3: C. Long An

Tân An là một thành phố nằm ở phía Nam tỉnh Long An

Câu 4: C. Khi Pháp vừa tấn công Gia Định

Trương Định chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp từ khi chúng vừa tấn công Gia Định.

Câu 5: D. Năm 1862

Đó là hiệp ước năm `1862`, được gọi là hiệp ước Nhâm Tuất. Gồm có `12` điều, hai nội dung quan trọng nhất là triều đình nhà Huế phải nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ và Côn Đảo cho Pháp với toàn bộ chủ quyền

Câu 6: A, B, C

Khi nghĩa quân Trương Định đang thu được thắng lợi thì triều đình nhà Nguyễn kí hòa ước nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ với Pháp, buộc Trương Định giải tán nghĩa binh và đi nhận chức lãnh binh ở An Giang

Câu 7: C. An Giang

Vua ban cho Trương Định chức lãnh binh ở An Giang 

Câu 8: D. Tôn Trương Định làm "Bình Tây Đại nguyên soái"

Dân chúng và nghĩa quân đã tôn ông làm "Bình Tây Đại Nguyên Soái" khi Trương Định đang băn khoăn, suy nghĩ.

Câu 9: C. Chức quan võ chỉ huy quân đội một tỉnh

Lãnh binh là chức quan võ chỉ huy quân đội một tỉnh.

Câu 10: D

Trương Định quyết định ở lại cùng nhân dân chống giặc trước niềm tin yêu của nghĩa quân và dân chúng

Câu 11: C. Nguyễn Trường Tộ

Đứng trước sự phát triển khoa học kĩ thuật của Châu Âu và tư tưởng bảo thủ của triều đình nhà Nguyễn, Nguyễn Trường Tộ là người có chủ trương đổi mới đất nước.

Câu 12: D. Cả A và C đúng.

Sau khi từ Pháp trở về, Nguyễn Trường Tộ đã trình lên vua Tự Đức bản điều trần trong đó bày tỏ:

- Mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai, khoáng sản.

- Mở trường dạy đóng tàu, đúc súng và dạy cách sử dụng máy móc.

Câu 13: B. Muốn đất nước cải cách, phải tiếp cận với khoa học tiên tiến trên thế giới lúc bấy giờ

Thông qua bản điều trần, Nguyễn Trường Tộ mong muốn đất nước cải cách, phải tiếp cận với khoa học tiên tiến trên thế giới lúc bấy giờ.

Câu 14: D. Ông là người biết nhìn xa trông rộng, có lòng yêu nước nồng nàn với mong muốn tha thiết canh tân đất nước

Nguyễn Trường Tộ được người đời sau kính trọng là bởi ông là người biết nhìn xa trông rộng, có lòng yêu nước nồng nàn với mong muốn tha thiết canh tân đất nước

Câu 15: D. Cả A và C đúng.

Nguyễn Trường Tộ từ Pháp trở về đã kể cho các quan trong triều nghe về chuyện đèn điện không có dầu vẫn sáng, xe đạp hai bánh chạy băng băng mà vẫn không đổ.

Câu 16: B. Không nghe theo, vì cho rằng những phương pháp cũ cũng đủ để điều khiển đất nước

Vua Tự Đức khi nghe đề nghị canh tân của Nguyễn Trường Tộ đã không nghe theo, vì cho rằng những phương pháp cũ cũng đủ để điều khiển đất nước.

Câu 17: C. Cầu cứu nhà Thanh đưa quân sang đánh Pháp.

Năm 1884, sau khi triều đình Huế kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn bộ nước ta, trong nội bộ triều đình Huế đã nảy sinh việc cầu cứu nhà Thanh đưa quân sang đánh Pháp.

Câu 18: B. Mời Tôn Thất Thuyết đến giả vờ họp rồi bắt ông.

Được tin Tôn Thất Thuyết chuẩn bị lực lượng đánh Pháp. Thực dân Pháp đã sử dụng âm mưu mời Tôn Thất Thuyết đến giả vờ họp rồi bắt ông.

Câu 19: D. Cả A, B và C đúng
Cả 3 cuộc khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hóa), khởi nghĩa Bãi Sậy (Hưng Yên), khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh) đều thuộc phong trào khởi nghĩa hưởng ứng Chiếu Cần Vương

Câu 20: C. Tiếng súng "thần công" nổ rầm trời, lửa cháy sáng rực

Vào đêm mồng 4 rạng sáng 5 / 7 / 1885, trong cảnh vắng lặng kinh thành Huế, tiếng súng "thần công" nổ rầm trời, lửa cháy sáng rực

$#Mithy$

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247