*Hoàn cảnh:
- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua, là một ông vua tàn bạo nên trong triều ai cũng căm phẫn.
- Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, các tăng sư và đại thần đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi ⇒ Nhà Lý thành lập.
*Bộ máy nhà nc:
- Chính quyền trung ương: đứng đầu là vua, dưới có quan đại thần và các quan ở hai ban văn, võ.
- Chính quyền địa phương: cả nước chia thành 24 lộ, dưới lộ là phủ, dưới phủ là huyện, dưới huyện là hương, xã.
*Cuộc kháng chiến chống Tống:
I. Giai đoạn thứ I (1075)
1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta
- Thế kỉ XI, nhà Tống gặp phải khó khăn về kinh tế,chính trị
- Xâm lược Đại Việt để giải quyết tình hình khó khăn trong nước.
- Nhà Tống xúi Cham- pa đánh Đại Việt, ngăn cản việc trao đổi buôn bán giữa 2 nước
2. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ.
a. Nhà Lý chuẩn bị
- Nhà lý chủ động tiến hành các biện pháp chuẩn bị đối phó.
+ Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy tổ chức kháng chiến.
+ Chủ động đánh tan ý đồ tiến công phối hợp với ChamPa của nhà Tống
+ Chủ trương của nhà Lý:Tấn công trước để phòng vệ.
b. Diễn biến
- Tháng 10- 1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy 10 vạn quân, chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống
+ Mục tiêu: kho lương thành Châu Ung
+ Đường bộ do Than cảnh Phúc, Tông Đản chỉ huy quân dân miền núi.
+ Lí Thường Kiệt chỉ huy quân thuỷ đổ bộ vào Châu Liêm, châu Khâm
+ Lý Thường kiệt đã cho yết bảng nói rõ mục đích cuộc tiến công tự vệ của mình.
- Sau 42 ngày đêm quân ta đã làm chủ thành Ung Châu tướng giặc phải tự tử.
c. Ý nghĩa
Làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược của nhà Tống vào nước ta
II. GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076 – 1077)1. Kháng chiến bùng nổ
a. Nhà Lý chuẩn bị
- Nhà Lý ra lệnh cho các địa phương ráo riết chuẩn bị đề phòng nhưng nơi hiểm yếu gần biên giới Việt - Tống
- Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt làm nơi đối phó với quân Tống.
b. Diễn biến
- Cuối năm 1076, 10 vạn quân Tống, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy kéo vào nước ta; 1 đạo quân do Hoà Mâu theo đường biển tiếp ứng
- Tháng 01/1077, quân Tóng vượt ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta, nhà Lý đánh nhiều trận nhỏ để cản bước tiến của giặc.
- Lý Kế Nguyên đã mai phục và đánh 10 trận liên tiếp ngăn bước tiến đạo quân thủy của giặc
c. Kết quả: Quân Tống đóng quân ở bờ bắc sông Cầu không lọt vào sâu được
2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt
a. Diễn biến
- Quách Quỳ cho quân vượt sông đánh phòng tuyến của ta nhưng bị quân ta phản công quyết liệt làm chúng không tiến vào được.
- Cuối xuân 1077 Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông bắt ngờ đánh vào đồn giặc.
b. Kết quả
+ Quân giặc “Mười phần chết đến năm sáu phần”.
+ Quách Quỳ chấp nhận giảng hòa và rút quân về nước.
c. Nguyên nhân - Ý nghĩa
+ Sự ủng hộ tinh thần đoàn kết của quân dân ta
+ Tài chỉ huy của Lí Thường Kiệt
+ Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
+ Củng cố nền độc lập tự chủ của dân tộc.
+ Đập tan mộng xâm lược Đại Việt của nhà Tống.
*Luật pháp và quân đội:
a.Luật pháp:
- Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.
- Nội dung: quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện, xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân, nghiêm cấm việc mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Những người phạm tội bị xử phạt rất nghiêm khắc.
b.Quân đội:
- Gồm hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương.
- Thi hành chính sách "ngụ binh ư nông": cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động.
- Quân đội kỉ luật nghiêm minh, được huấn luyện chu đáo; vũ khí trang bị cho quân đội gồm giáo mác, đao kiếm, cung nỏ, máy bắn đá...
*Tình hình kinh tế, văn hóa:
Kinh tế thời Lý:
a. Nông nghiệp chuyển biến:
- Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của vua do nông dân canh tác. Ruộng tư bắt đầu hình thành
- Khuyến khích nông nghiệp phát triển
+ Tổ chức lễ cày tịch điền
+ Khai khẩn đất hoang
+ Làm thủy lợi
+ Ban hành cấm trộm, giết trâu bò
=> Nông nghiệp phát triển, được mùa liên tục
b. Thủ công nghiệp:
- Nghề thủ công cổ truyền rất phát triển, chất lượng cao: gốm, dệt...
- Một số nghề mới xuất hiện và được mở rộng: làm đồ trang sức, làm giấy, in bản gỗ, nghề đúc...
- Có những công trình kiến trúc nổi tiếng: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh,...
c. Thương nghiệp:
- Vân Đồn là nơi buôn bán tấp nập, sầm uất
- Trao đổi buôn bán trong và ngoài nước được mở rộng
Văn hóa thời Lý:
- Các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian phong phú: múa rối nước, đua thuyền, ca hát, nhảy múa... - Kiến trúc điêu khắc rất phát triển với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo, tinh xảo tiêu biểu là rồng thời Lý, chùa Một Cột...
=> Hình thành nền văn hóa riêng của dân tộc- văn hóa Thăng Long
CHUC BN HOC TOT VA CHO MIK CTLHN NHE HIHI
`***` bộ máy nhà nước
Địa phương
Lộ
↓
Phủ
↓
Huyện
↓
Hương,Xã
trung ương
vua
↓
Đai Thần
↓
Quan Văn Quan Võ
-----------------------------------------------------
`***`Hoàn cảnh nhà lý
- Năm 1005: Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi đến năm 1009 thì mất
- Triều thần chán ghét nhà Lê, suy tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua
=> Nhà Lý thành lập
-----------------------------------------------------
`***`cuộc kháng chiến chống quân tống của nhà lý
Giai đoạn thứ I (1075)
*Diễn biến
- Tháng 10- 1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy 10 vạn quân, chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống.
+ Mục tiêu: kho lương thành Châu Ung
+ Đường bộ do Thân Cảnh Phúc, Tông Đản chỉ huy quân dân miền núi.
+ Lí Thường Kiệt chỉ huy quân thuỷ đổ bộ vào Châu Liêm, châu Khâm
+ Lý Thường kiệt đã cho yết bảng nói rõ mục đích cuộc tiến công tự vệ của mình.
- Sau 42 ngày đêm quân ta đã làm chủ thành Ung Châu, tướng giặc phải tự tử.
giai đoạn hai (1076 – 1077)
* Diễn biến
- Cuối năm 1076, quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy kéo vào nước ta
- Tháng 01/1077, quân Tống vượt ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta, nhà Lý đánh nhiều trận nhỏ để cản bước tiến của giặc.
- Lý Kế Nguyên đã mai phục và đánh 10 trận liên tiếp ngăn bước tiến đạo quân thủy của giặc.
giai đoạn 3
*Diễn biến:
- Quách Quỳ cho quân vượt sông đánh phòng tuyến của ta nhưng bị quân ta phản công quyết liệt làm chúng không tiến vào được.
- Cuối xuân 1077 Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông bắt ngờ đánh vào đồn giặc.
--------------------------------------------------
`***`Luật pháp : ban hành bộ luật hình thư vào năm 1042( nội dụng bộ luật bạn xem sgk nha)
--------------------------------------------------
`***`Quân đội
Bao gồm quân bộ và quân thủy
Vũ khí có dao,kiếm,giáo mác, cung nỏ,máy bắn đá
Trong quân chia làm 2 loại : cấm quân và quân địa phương
----------------------------------------------------
`***`Kinh tế:
*Nông nghiệp:
- giải quyết vấn đề ruộng đất
- Nhà Lý quan tâm đến sản xuất nông nghiệp:
+ Tổ chức lễ cày tịch điền
+ Khuyến khích khai hoang
+ Chú ý tới thủy lợi
+ Cấm giết mổ trâu, bò
⇒ Nông nghiệp phát triển, mùa màng bội thu
*Thủ công nghiệp:
- Các ngành thủ công truyền thống phát triển
- Làm đồ trang sức bằng vàng, bạc
- Chắn tằm, ươm tơ, dệt lụa, Làm giấy, nghề inĐúc đồng, rèn sắt và nhuộm vải,........ pt
- Xây dựng các công trình kiến trúc: đền chùa, cung điện, đúc chuông
⇒ Nhiều ngành, nhiều sản phẩm chất lượng cao
*Thương nghiệp:
- Việc buôn bán trong và ngoài nước được mở mang
- Lập nhiều chợ buôn bán với nhà Tống ở biên giới
- Cảng Vân Đồn là trung tâm buôn bán sầm uất
⇒ Nhân dân Đại Việt có khả năng phát triển nền kinh tế tự chủ, không thua kém gì các nước khác.
`***`Xã hội:
Xã hội chia làm 2 giai cấp:
- Giai cấp thống trị: vua, quan lại, địa chủ
- Giai cấp bị trị: nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì
⇒ Sự phân hóa giữa các tầng lớp trong xã hội thời Lý sâu sắc hơn với thời Đinh-Tiền Lê
`***`Văn hóa:
- Đạo Phật rất phát triển và được coi trọng
- Văn hóa dân gian đa dạng với nhiều thể loại
- Kiến trúc và điêu khắc phát triển, có nhiều công trình lớn và độc đáo, trình độ tinh vi, thanh thoát
( bạn ơi mk mỏi tay lứm luôn ấy ạ, bnaj cho mk xin hay nhất nha bạn)
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247