Một số biện pháp tu từ:
- Điệp từ (hay còn gọi là điệp ngữ) là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc một cụm từ, nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê, ... để làm nổi bật vấn đề khi muốn nói đến.
Tác dụng:
-Tạo ra sự nhấn mạnh
-Tạo sự liệt kê
- Tạo sự khẳng định
Ta có ví dụ:
-Trên sân trường, những em học sinh đang chơi đá bóng, chơi nhảy dây, chơi đá cầu, chơi đuổi bắt vui vẻ.
Ẩn dụ là một biện pháp tu từ, theo đó, gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau
Tác dụng:Nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm
Ví dụ:“Về thăm nhà Bác Làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.”
So sánh là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.
Tác dụng:So sánh được sử dụng nhằm làm nổi bật lên các khía cạnh nào đó của sự vật hay sự việc cụ thể trong từng hoàn cảnh khác nhau. Hoặc so sánh còn có thể giúp hình ảnh, hiện tượng hay sự vật đó trở nên sinh động hơn
Ví dụ:Cày đồng đang buổi ban trưa – Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Nhân hóa là gọi vật hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, … bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, đồ vật, cây cối, …
Tác dụng:Biện pháp nhân hóa sẽ làm cho đồ vật, con vật, cây cối, thiên nhiên trở nên gần gũi, mật thiết với con người, giúp con người yêu và quý trọng thiên nhiên và động vật hơn. Nó giúp biểu thị được những tình cảm, suy nghĩ của con người với các loài vật, thiên nhiên, đồ vật.
Ví dụ:“Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”
Hoán dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó
Tác dụng:Nhằm làm tăng sức gợi hình ,gợi cảm cho sự diễn đạt
Ví dụ:“Vì sao trái đất nặng ân tình,
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh”
$#nguyenthaonhi705$
(Đấy là một số biện pháp tu từ học ở lớp 6 còn thiếu gì bạn báo mình nha)
1. Ẩn dụ : Sử dụng để gợi lên cảm xúc :v
2. Nói tránh : Nói tránh những điều xấu ( đại loại vậy )
3. Nói quá : tâng bóc vấn đề
4. So sánh : So sánh cái này với cái kia và dùng từ như để so sánh :)
5. Điệp ngữ : Từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần
6. Liệt kê : Liệt kê ( Ko biết tả làm sao )
7. Nhân hóa : Làm cho động vật sự vật hiện tượng ...... giống con người hơn :)
.....
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247