Trang chủ KHTN Lớp 6 3. a. Nêu được khái niệm: chất tinh khiết, hỗn...

3. a. Nêu được khái niệm: chất tinh khiết, hỗn hợp chất, dung dịch, huyền phù, nhũ tương? b. Phân biệt được chất tinh khiết và hỗn hợp? c. Phân biệt được hỗn

Câu hỏi :

3. a. Nêu được khái niệm: chất tinh khiết, hỗn hợp chất, dung dịch, huyền phù, nhũ tương? b. Phân biệt được chất tinh khiết và hỗn hợp? c. Phân biệt được hỗn hợp đồng nhất và không đồng nhất, dung dịch và huyền phù, nhũ tương d. Lấy ví dụ trong cuộc sống về chất tinh khiết hoặc hỗn hợp hoặc dung dịch hoặc huyền phù hoặc nhũ tương.

Lời giải 1 :

Đáp án

3

a.

- Chất tinh khiết: là chất nguyên chất, được tạo ra từ một chất duy nhất

- Hỗn hợp chất: được tạo ra khi hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau

- Dung dịch: là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi

- Huyền phù: là một hỗn hợp không đồng nhất gồm các hạt chất rắn phân tán lơ lửng trong môi trường chất lỏng

- Nhũ tương: là một hỗn hợp không đồng nhất gồm một hay nhiều chất lỏng phân tán trong môi trường chất lỏng nhưng không tan trong nhau 

b.

- Chất tinh khiết: là chất nguyên chất, được tạo ra từ một chất duy nhất

- Hỗn hợp chất: được tạo ra khi hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau

-> Ta dựa vào số chất tạo nên để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp

c. Ngược lại với dung dịch, khi để yên một huyền phù thì hạt chất rắn sữ lắng xuống tạo một lớp cặn. Nếu để yên nhũ tương thì các chất lỏng vẫn phân bố trong nhau nhưng không đồng nhất

d. 

- Chất tinh khiết: nước cất

- Hỗn hợp: nước khoáng thiên nhiên

- Dung dịch: nước muối

- Huyền phù: phù sa trong nước

- Nhũ tương: sốt mayonnaise

Thảo luận

Lời giải 2 :

3.

a, Chất tinh khiết là chất không lẫn chất khác, chỉ có một nguyên tố hoặc là một hợp chất không có thành phần của hợp chất hoặc nguyên tố khác và nó có tính chất nhất định, không thay đổi.

Hỗn hợp chất là  tập hợp của hai hoặc nhiều chất mà giữa chúng không xảy ra phản ứng hóa học trong điều kiện bình thường.

Dung dịch là một loại hỗn hợp. Khi một chất được hòa tan trong chất khác sẽ tạo thành một dung dịch. Chất được hòa tan gọi là chất tan và chất dùng để hòa tan gọi là dung môi.  Dung dịch chỉ có một pha.

Huyền phù (Nổi lơ lửng, từ phù có nghĩa là nổi và huyền là treo hay đeo lơ lửng) là một hệ gồm pha phân tán là các hạt rắn lơ lửng trong môi trường phân tán lỏng (hỗn hợp dị thể); các hạt rắn không tan (khó tan) vào môi trường phân tán.

Nhũ tương là một hệ phân tán cao của hai chất lỏng mà thông thường không hòa tan được vào nhau.

b, Chất tinh khiết: Các chất tinh khiết chỉ được làm từ một vấn đề; do đó thành phần là như nhau trong suốt. Hỗn hợp: Hỗn hợp được tạo thành từ một số chất không liên kết hóa học. Chất tinh khiết:Tính chất hóa học và vật lý là không đổi. Hỗn hợp:Tính chất hóa học và vật lý có thể khác nhau.

c,

Nhũ tương là sự kết hợp của hai chất lỏng bất biến trong khi ở dạng huyền phù, hai thành phần có thể thuộc bất kỳ pha nào.

• Độ ổn định của nhũ tương có thể tăng lên bằng cách thêm chất nhũ hóa.

• Các hạt trong huyền phù có thể được tách ra bằng cách lọc, nhưng các hạt / giọt trong nhũ tương không thể tách rời bằng cách lọc.

d,

  • Ví dụ:
    • Huyền phù: bùn trong nước, phù sa trong nước
    • Nhũ tương: hỗn hợp lòng đỏ trứng và lòng trắng trứng, bơ, viên nang cá,...
  • Phân biệt: Khi khuấy đều các hỗn hợp dung dịch, huyền phù và nhũ tương và để yên một lúc
    • Dung dịch: chất tan tan vào nước tạo thành dung dịch không đổi
    • Huyền phù: có chất tan bị lắng xuống dưới đáy
    • Nhũ tương: nhìn thấy các chất lỏng phân bố không đồng nhất trong hỗn hợp 
  • Phân biệt: cát trong nước biển là huyền phù bởi vì nếu cho cát vào nước khuấy lên để một lúc sau sẽ thấy cát lắng xuống bên dưới đáy

Ngược lại, muối khi cho vào nước là dung dịch vì nó tan trong nước tạo thành dung dịch đồng nhất

  •  Nên hòa tan đường vào nước ấm rồi cho đá vào. Bởi vì trong nước ấm các phân tử nước chuyển động nhanh hơn, nên dễ hòa tan xen kẽ với được đường tạo thành dung dịch đường trong thời gian ngắn. Còn cho đá vào trước sẽ khiến nước bị lạnh, phân tử nước chuyển động chậm sẽ khiến mất thời gian đường tan để tạo thành dung dịch đường.
  • Chúc bạn học tốt nha!!
  • Nhớ vote ctlhn choo tuii nhaa chủ tus cute dthw:33
  • @khanhchiitran

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247