Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 ĐẺ ÔN LUYỆN VĂN 9 THI THPT PHAN I. ĐỌC-HIẾU...

ĐẺ ÔN LUYỆN VĂN 9 THI THPT PHAN I. ĐỌC-HIẾU (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn thơ rồi trả lời các câu hỏi: Đồng chí! Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không m

Câu hỏi :

Làm hộ em câu 3,4 với ạ

image

Lời giải 1 :

Câu 1:

- Đoạn thơ trên thuộc tác phẩm: Đồng chí.

- Do Chính Hữu sáng tác.

Câu 2:

- Hoàn cảnh sáng tác: sáng tác sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc(thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giắc Pháp lên chiến khu Việt Bắc.

Câu 3:

- Thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm cho đoạn thơ.

- Hình ảnh “gian nhà không” kết hợp với từ láy “lung lay” ở cuối câu thơ giúp ta cảm nhận được sự trống trải, khó khăn của một gia đình vắng người trụ cột. Người lính cũng hiểu điều đó, lòng anh cũng lưu luyến muốn ở lại.

- Hai chữ “mặc kệ” đã thể hiện thái độ lên đường thật rõ ràng, dứt khoát. Đây không phải là sự phó mặc, mà theo ngôn ngữ của người lính chỉ là một sự hoãn lại, đợi chờ cách mạng thành công.

- Hình ảnh ẩn dụ “giếng nước gốc đa” thường được sử dụng trong ca dao để nói về quê hương làng xóm. Nhà thơ đã vận dụng tài tình chi tiết ấy, kết hợp với phép nhân hóa qua động từ "nhớ: để gợi tả cảm giác phía sau người lính còn cả một gia đình, một hậu phương vững chắc đang chờ đợi.

Câu 4:

- Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng.

Thảo luận

-- Chỉ ra ?
-- chỉ ra j bạn
-- Chỉ ra biện pháp tu từ?
-- rồi nha

Lời giải 2 :

Câu 3:

+ Biện pháp tu từ : Nhân hóa và hoán dụ.

+ Chứng minh hai vế: 

`->` Nhân hóa: Nhớ.

`->` Hoán dụ: Dùng bộ phận để nói lại cái cảm giác nhớ nhung bằng người diễn tả là giếng nước, gốc đa thay cho nhân dân, người thân.

+ Tác dụng: Cả hai biện pháp tu từ này giúp cho câu văn trở nên gợi tả gợi cả, sinh động cũng như mang thân thiết, sắc thái biểu cảm gợi nhớ cho câu thơ. Sâu trong bài ta có thể thấy được cảm xúc nhung nhớ của những người hậu phương với những thanh niên ra trận trong chiến tranh bùng nổ, Thể hiện rõ được lời dân gian lẫn hiện đại, cho thấy tình yêu quê hương nhân dân mãnh liệt.

Câu 4:

+ Đoạn thơ đã cho thấy rõ được sự dũng cảm, sẵn sàng đứng lên chiến đấu và hi sinh của nhữn đồng chí được cử ra chiến trường cứu nước, qua đó thấy được cảm xúc chung về tình yêu giản dị mà to lớn của những ý nghĩ trưởng thành, vẻ đẹp đó sẽ mãi cất lên tiếng gọi tổ quốc, vẻ đẹp đó sẽ là một niềm tự hào cho chính dân tộc, cũng như cảm xúc thương nhớ của người hậu phương đối với họ.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247