Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 tưởng tượng em được gặp gỡ và trò chuyện với...

tưởng tượng em được gặp gỡ và trò chuyện với chú bộ đội hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó câu hỏi 178987 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

tưởng tượng em được gặp gỡ và trò chuyện với chú bộ đội hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó

Lời giải 1 :

Dàn ý chung

a. Mở bài: Tình huống để các nhân vật gặp gỡ :

  • Hoặc đến thăm gia đình thương binh, thăm bảo tàng quân đội, thăm nghĩa trang liệt sĩ,… gặp được người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn năm xưa.
  • Hoặc tưởng tượng đến Trường Sơn trong chiến tranh chống đế quốc Mĩ và gặp các chiến sĩ lái xe.

(Lưu ý : tình huống cần tự nhiên, có tác dụng làm rõ tính cách nhân vật người lái xe.)

b. Thân bài: Kể lại tình huống được gặp gỡ, trò chuyện với người lính lái xe 

  • Miêu tả người lính đó ( ngoại hình, tuổi tác,…)
  • Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ và trò chuyện:
    • Hỏi người lính về những năm tháng chống Mỹ khi bác lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.
    • Người lính kể lại những gian khổ mà bác và đồng đội phải chịu đựng: sự khốc liệt của chiến tranh,bom đạn của kẻ thù làm xe bị vỡ kính,mất đèn, không mui.
    • Người lính kể về tinh thần dũng cảm, về tư thế hiên ngang, niềm lạc quan sôi nổi của tuổi trẻ trước bom đạn kẻ thù, trước khó khăn, gian khổ
    • Những suy nghĩ của bản thân (xen miêu tả nội tâm + Nghị luận)

c. Kết bài : Kết thúc cuộc nói chuyện :

  • Chia tay người lính lái xe.
  • Ấn tượng của nhân vật “tôi”.
  • Suy nghĩ về người lính lái xe, về thế hệ cha anh.

Bài làm:

Nhân một chuyến đi thăm nghĩa trang liệt sĩ,tôi gặp người sĩ quan đang đứng thắp hương cho người đồng đội đã mất. Tôi và người sĩ quan đó trò chuyện rất vui vẻ và thật tình cờ tôi biết được người sĩ quan này chính là anh lính lái xe trong "Bài Thơ Về Tiểu Ðội Xe Không Kính" của Phạm Tiến Duật năm xưa.

Người sĩ quan kể với tôi rằng cuộc kháng chiến của dân tộc ta vô cùng ác liệt, những con đường huyết mạch nối giữa miền Nam và miền Bắc lại là nơi ác liệt nhất.Bom đạn của giặc Mỹ ngày đêm dội xuống những con đường này nhằm cắt đứt sự tiếp viện của miền Bắc cho miền Nam. Trong những ngày tháng đó anh chính là người lính lái xe làm nhiệm vụ vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược...trên con đường Trường Sơn này. Bom đạn của giặc Mỹ đã biến cho những chiếc xe của các anh không còn kính nữa. Nghe anh kể,tôi mới hiểu rõ hơn về sự gian khổ ác liệt mà những người lính lái xe phải chịu đựng ngày đêm. Nhưng không phải vì thế mà họ lùi bước,họ vẫn ung dung lái những chiếc xe không kính đó băng băng đi tới trên những chặn đường. Họ nhìn thấy đất,nhìn thấy trời, thấy cả ánh sao đêm, cả nhưng cánh chim sa,họ nhìn thẳng về phía trước, phía ấy là tương lai của đất nước được giải phóng, của nhân dân được hạnh phúc, tự do. Người sĩ quancòn kể với tôi rằng không có kính cũng thật bất tiện nhưng họ vẫn lái những chiếc xe đó, bụi ùa vào làm những mái tóc đen xanh trở nên trắng xóa như người già,bọn họ cũng chưa cần rửa rồi nhìn nhau cất tiếng cười ha ha. Ôi! tiếng cười của họ sao thật nhẹ nhõm. Gian khổ ác liệt, bom đạn của kẻ thù đâu có làm họ nãn chí, sờn lòng. Những chiếc xe không kính lại tiếp tục băng băng trên những tuyến đường ra trận, gặp mưa thì phải ướt áo thôi. Mưa cứ tuôn cứ xối nhưng họ vẫn chưa cần thay áo và cứ ráng lái thêm vài trăm cây số nữa, vượt qua những chặng đường ác liệt, đảm bảo an toàn cho những chuyến hàng rồi họ nghĩ mưa sẽ ngừng, gió sẽ lùa vào rối áo sẽ khô mau thôi. Khi được học "Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính" tôi cứ luôn suy nghĩ rằng những khó khăn gian khổ ác liệt đó chỉ có nhân vật trong bài thơ mới vượt qua được nhưng đó là những suy nghĩ sai lầm của tôi bởi được gặp, được trò chuyện với người chiến sĩ lái xe năm xưa, tôi mới hiếu rõ hơn về họ. Họ vẫn vui tươi,tinh nghịch. Bom đạn của giặc Mỹ ngày đêm nổ sát bên tai phá hủy con đường, cái chết luôn rình rập bên họ nhưng họ vẫn là những con người lạc quan, yêu đời. Anh sĩ quan lại kể cho tôi nghe trên những cung đường vận chuyển đó anh luôn được gặp những người bạn,những người đồng đội của anh. Có những người còn,có những người đã hy sinh...Trong những giây phút gặp gỡ hiểm hoi đó, cái vắt tay qua ô cửa kính vỡ đã làm cho tình đồng đội của họ thấm thiết hơn rồi những bữa cơm bên bếp Hoàng Cầm với những cái bát, đôi đũa dùng chung, quây quần bên nhau như một đại gia đình của những người lính lái xe Trường Sơn. Rồi những giây phút nghỉ ngơi trên chiếc võng đu đưa, kể cho nhau nghe sự ác liệt của những cung đường đã đi qua. Sự dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong luôn đảm bảo cho những chuyến xe thông suốt. Đúng là con đường của họ đang đi,nhiệm vụ của họ đang làm vô vùng nguy hiểm.Bom đạn Mỹ hạ xuống bất cứ lúc nào, cả ngày lẫn đêm. Anh sĩ quan còn nói cho tôi biết những chiếc xe ấy không chỉ mất kính mà còn mất cả đèn, rồi không có mui xe, thùng xe rách xước, những thiếu thốn này không ngăn cản được những chiếc xe vẫn chạy băng băng về phía trước, phía trước ấy là miền Nam ruột thịt. Nghĩ đến hình ảnh những chiếc xe băng băng về phía trước tôi lại nghĩ đến những người lính lái xe. Họ thật dũng cảm, hiên ngang, đầy lạc quan, có chút ngang tàng nhưng họ sống và chiến đấu vì Tổ Quốc, vì nhân dân. Những chuyến hàng của họ đã góp phần tạo nên chiến thắng của dân tộc ta: chiến thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước.

Tôi và anh sĩ quan chia tay nhau sau cuộc gặp gỡ và nói chuyện rất vui. Tôi khâm phục những người lính lái xe bởi tình yêu nước, ý chí kiên cường của họ và tôi hiểu rằng thế hệ chúng tôi luôn phải ghi nhớ công ơn của họ, cần phải phấn đấu trở thành công dân gương mẫu, nắm vững khoa học, kĩ thuật để xây dựng một đất nước văn minh, hiện đại.

Tham khảo nhé.

Thảo luận

-- siêng v kà

Lời giải 2 :

Nhân dịp ngày tri ân các anh hùng liệt sỹ 27/7, phường em tổ chức buổi giao lưu gặp gỡ những người lính Trường Sơn chống Mỹ năm xưa để các th hộ con cháu sau có thể tưởng tượng rõ hơn về những năm tháng chống Mỹ oanh liệt ấy của ông cha. Em cũng đến buổi giao lưu đó với mẹ. Hội trường rất rộng, chưa đến giờ mà mọi người đã tề tựu đông đủ.

Em được gặp rất nhiều người lính Trường Sơn năm xưa. Bác nào cũng râu tóc bạc phơ, mặc bộ quân phục trang nghiêm, ngực áo đeo đầy huân chương lấp lánh. Các bác kể lại những năm tháng ấy bằng giọng chầm chậm, ấm áp. Em như bị cuốn theo từng câu chuyện các bác kể. Nó thật hay và sống động, các bác như đang sống lại trong những năm tháng chiến đấu ác liệt và gian khổ ấy. Các bác kể là các bác được phân nhiệm vụ lái những chiếc xe zíp vượt dọc Trường Sơn để tiếp tế lương thực, thuốc thang cho mặt trận. Thời đó, ngày nào Mỹ cũng trút hàng tấn bom đạn xuống nên các bác chủ yếu đi đường rừng và ngụy trang cẩn thận. Cửa kính của các xe hầu như vỡ sạch vì không chịu nổi bom đạn như mưa rơi của kẻ thù nên cửa sổ xe nào cũng toang hoác. Nhưng các bác kể là xe không có kính cũng là một cái hay vì nó là cơ hội để các bác có thể tận hưởng và hòa mình với thiên nhiên. Các bác không coi đó là một điều khổ vì có thể ngắm sao trời và những cánh chim vụt qua đột ngột. Cả không gian thiên nhiên lúc nào cũng như sa như ùa vào buồng lái. Có những cơn gió làm cay xè cả mắt nhưng các bác vẫn lạc quan yêu đời, còn trêu nhau là những người già tóc bạc; rồi cả những cơn mưa xối xả nhưng các bạn vẫn mặc kệ chờ cho khô. Các bác luôn sống vui vẻ lạc quan như những đứa trẻ lạc quan trong những năm tháng ấy. Với các bác, những chiếc xe không kính ấy là người bạn chí cốt tâm giao, cùng các bác băng qua mọi nẻo đường để đi đến con đường cuối cùng: con đường giải phóng đất nước. Rồi các bác còn kể mình sống chan hòa vỡi những người lính ở những tiểu đội khác nhau. Cửa kính xe không còn nhưng các bác không coi ấy là một điều khổ mà là cơ hội để bắt tay với những người lính khác, coi nhau là anh em một nhà. Rồi những bữa cơm các bác cùng nhau ăn bên bếp Hoàng Cầm (bếp dã chiến, nấu không tạo khói để kẻ địch không phát hiện) trò chuyện tâm sự. Gương mặt các bác luôn ánh lên niềm vui khi nhớ lại những năm tháng hào hùng tuổi trẻ ấy. Các bác bảo là thời ấy dù có khổ, thùng xe có xước xát tồi tàn, tay chân cơ thể không còn nguyên vẹn thì các bác vẫn lái những chiếc xe ấy vì miền Nam ruột thịt vẫn chưa được giải phóng, đất nước chưa được thống nhất. Trong hội trường đã có những người bật khóc vì câu chuyện cảm động, chân thực mà các bác kể lại.

Em nghe xong các bác kể mà thấy thật tự hào về truyền thống yêu nước của các thế hệ đi trước. Lòng em thầm hứa sẽ học tập thật tốt để xứng đáng với công lao, máu thịt mà cha anh để lại.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247