Trang chủ Lịch Sử Lớp 8 Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX: Tập trung...

Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX: Tập trung vào Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc. Lịch sử 8 - câu hỏi 4504661

Câu hỏi :

Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX: Tập trung vào Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc. Lịch sử 8

Lời giải 1 :

Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX: Tập trung vào Phan Bội Châu.

        Đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu:

- Chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài, chủ yếu là Nhật Bản để đánh Pháp giành độc lập dân tộc,

- Thiết lâp một nhà nước theo mô hình quân chủ lập hiến của Nhật. 

- Phan Bội Châu đã nêu rõ nhiệm vụ đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng dân tộc.

Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX: Phan Châu Trinh:

- Năm 1906, ông cùng một nhóm sĩ phu đất Quảng như Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế mở cuộc vận động Duy tân ở Trung kỳ:

+ Về kinh tế: Chú ý cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh. Phát triển nghề thủ công, làm vườn, lập “nông hội”,...

+ Về giáo dục: mở trường dạy theo kiểu mới để nâng cao dân trí, dạy chữ Quốc ngữ, các môn học mới thay thế cho Tứ thư, Ngũ kinh của Nho học…

+ Về văn hóa: vận động cải cách trang phục và lối sống: cắt tóc ngắn, ăn mặc “Âu hóa”, bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục phong kiến,...

=> Tư tưởng Duy tân khi đi vào quần chúng đã vượt qua khuôn khổ ôn hòa, biến thành cuộc đấu tranh quyết liệt, điển hình là phong trào chống Thuế ở Trung kì (1908).

- Năm 1908, sau phong trào chống thuế ở Trung kì, Pháp đàn áp dữ dội, Phan Châu Trinh bị án tù 3 năm ở Côn Đảo.

- Năm 1911, chính quyền thực dân đưa Phan Châu Trinh sang Pháp.

=> Phan Châu Trinh là nhà cách mạng tiêu biểu cho khuynh hướng cải cách ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.

=> Cuộc vận động Duy tân là một cuộc vận động yêu nước có nội dung chủ yếu là cải cách về văn hóa - xã hội, gắn liền với giáo dục lòng yêu nước, đấu tranh cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị ngoại xâm.

Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX: Nguyễn Ái Quốc:

- Trước hết là tự ra đi tìm đường cứu nước.

- Không dựa dẫm vào nước nào.

- Không nhờ vả, kêu gọi người khác giúp mình.

- kết hợp “duy lý hoá” và  “giải duy lý hoá” khi hoạch định và thực thi tư tưởng - lý luận.

sáng tạo theo triết lý phương Tây,
- Nguyễn Tất Thành cùng với vào cuộc sống thực tiễn, bằng lao động để mở mang nhận thức tìm ra chân lý.

- Tham gia hoạt động chính trị, tiếp cận các trường phái cách mạng, các luồng tư tưởng; khảo nghiệm thực tiễn để chọn con đường cứu nước đúng và khoa học.

- Tìm ra con đường cứu nước, con đường phát triển cho dân tộc của Nguyễn Ái Quốc có ý nghĩa lịch sử và sự sáng tạo to lớn.

Học tốt nhé!! 1 tym + 5 sao + ctlhn

Thảo luận

Lời giải 2 :

`***` Phan Bội Châu:

- Thiết lâp một nhà nước theo mô hình quân chủ lập hiến của Nhật. 

- Chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài, chủ yếu là Nhật Bản để đánh Pháp giành độc lập dân tộc.

- Phan Bội Châu đã nêu rõ nhiệm vụ đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng dân tộc.

`***` Phan Châu Trinh:

- Năm 1906, ông cùng một nhóm sĩ phu đất Quảng như Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế mở cuộc vận động Duy tân ở Trung kỳ.

`->` Tư tưởng Duy tân khi đi vào quần chúng đã vượt qua khuôn khổ ôn hòa, biến thành cuộc đấu tranh quyết liệt, điển hình là phong trào chống Thuế ở Trung kì (1908).

- Năm 1908, sau phong trào chống thuế ở Trung kì, Pháp đàn áp dữ dội, Phan Châu Trinh bị án tù 3 năm ở Côn Đảo.

- Năm 1911, chính quyền thực dân đưa Phan Châu Trinh sang Pháp.

`->` Phan Châu Trinh là nhà cách mạng tiêu biểu cho khuynh hướng cải cách ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.

`->` Cuộc vận động Duy tân là một cuộc vận động yêu nước có nội dung chủ yếu là cải cách về văn hóa - xã hội, gắn liền với giáo dục lòng yêu nước, đấu tranh cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị ngoại xâm.

`***` Nguyễn Ái Quốc:

- Tự ra đi tìm đường cứu nước.

- Không dựa dẫm vào nước nào.

- Không nhờ vả, kêu gọi người khác giúp mình.

- Nguyễn Tất Thành cùng với vào cuộc sống thực tiễn, bằng lao động để mở mang nhận thức tìm ra chân lý.

- Tham gia hoạt động chính trị, tiếp cận các trường phái cách mạng, các luồng tư tưởng; khảo nghiệm thực tiễn để chọn con đường cứu nước đúng và khoa học.

- Tìm ra con đường cứu nước, con đường phát triển cho dân tộc của Nguyễn Ái Quốc có ý nghĩa lịch sử và sự sáng tạo to lớn.

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247