Hành vi (1) (2) là những hành vi có lòng tự trọng.
- Hành vi (1), không làm được bài nhưng biết coi trọng và giữ gìn đạo đức, tư cách của mình, trung thực không vì bị điểm kém mà quay cóp hoặc nhìn bài của bạn, biểu hiện của người có lòng tự trọng.
- Hành vi (2) là hành vi của người biết coi trọng lời hứa, coi trọng chữ tín, tôn trọng mình và tôn trọng người khác.
a)
Hành vi (1) (2) là những hành vi có lòng tự trọng.
- Hành vi (1), không làm được bài nhưng biết coi trọng và giữ gìn đạo đức, tư cách của mình, trung thực không vì bị điểm kém mà quay cóp hoặc nhìn bài của bạn, biểu hiện của người có lòng tự trọng.
- Hành vi (2) là hành vi của người biết coi trọng lời hứa, coi trọng chữ tín, tôn trọng mình và tôn trọng người khác.
b)
- Việc làm thể hiện lòng tự trọng:
+ Hôm qua Lan không học thuộc bài, giờ kiểm tra bài cũ mặc dù được các bạn ngồi đầu nhắc bài cho, song Lan vẫn không trả lời và chấp nhận điểm kém.
+ Mặc dù bị Hoàng chơi xấu (nói xấu sau lưng) nhưng khi Hoàng bị ốm, Tuấn vẫn cùng các bạn ghi chép bài cho Hoàng, thăm hỏi sức khoẻ của Hoàng.
- Việc làm thể hiện thiếu lòng tự trọng:
+ Ngồi ở đâu Lý cũng thường đem chuyện của người khác ra kể và nói xấu bạn khi không có bạn, mặc dù đã được các bạn nhắc nhở song Lý vẫn chứng nào tật ấy.
+ Giờ kiểm tra môn GDCD, vì không học bài, Hà đã cầu cứu Nam, Nam không đồng ý cho Hà chép bài của mình. Hà giận và tìm cách trả thù Nam.
c)
- Phải biết nhận khuyết điểm khi mình có thiếu sót.
- Phải nghiêm khắc với bản thân.
- Phải tôn trọng lẽ phải.
- Phải tôn trọng người khác và tôn trọng bản thân.
- Phải thực hiện tốt câu “Đói cho sạch, rách cho thơm”; “Đúng hứa, đúng hẹn”; luôn trung thực với người khác và với chính mình.
- Phải xa lánh những thói xấu như khúm núm, sợ sệt, nịnh hót, nói xấu sau lưng người khác.
- Sống chuẩn mực,
- Suy nghĩ thận trọng trước khi hành động.
d)
Em hãy kể một câu chuyện về tính tự trọng của chính bản thân em, hay được nghe kể lại từ bạn bè, bố mẹ, hay được đọc trong sách báo, xem tivi.
đ)
- Tục ngữ:
+ Ăn có mời, làm có khiến.
+ Đói cho sạch, rách cho thơm.
+ Giấy rách phải giữ lấy lề.
+ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
+ Chết đứng còn hơn sống quỳ.
- Ca dao:
Thuyền dời nào bến có dời
Khăng khăng quân tử một lời nhất ngôn.
- Danh ngôn:
“Chỉ có tính tự lập và tự trọng mới có thể nâng chúng ta lên trên những nhỏ nhen của cuộc sống và những bão táp của số phận”. - A.X.Pu-Skin-
Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.
Nguồn : kiến thứcLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247