Trang chủ Hóa Học Lớp 8 Giúp mk nhanh+ đầy đủ ( ko làm tắt nha)...

Giúp mk nhanh+ đầy đủ ( ko làm tắt nha) thì mk sẽ tick sao + cảm ơn +ctlhn cho ạ 1) Nung hoàn toàn 12,75g chất rắn A thu đc chất rắn B và 1,68 lít oxi ( D

Câu hỏi :

Giúp mk nhanh+ đầy đủ ( ko làm tắt nha) thì mk sẽ tick sao + cảm ơn +ctlhn cho ạ 1) Nung hoàn toàn 12,75g chất rắn A thu đc chất rắn B và 1,68 lít oxi ( DKTC). Trong B có thành phần khối lượng các nguyên tố là : 33,33%Na , 20,29%N , 46,38%O. Tìm công thức hóa học của A,B? 2) Phân loại và đọc tên các oxit sau : Fe2O3 , NO, SO3 , Li2O , Cr2O3 , ZnO, BaO, SO2 , N2O, FeO, Mn2O7 , CrO3

Lời giải 1 :

Đáp án:

Giải thích các bước giải:

`1)`

Ta có sơ đồ phản ứng : `A \overset{t^o}\to B+O_2`

`n_(O_2)=(1,68)/(22,4)=0,075 (mol) -> m_(O_2)=2,4g`

`-> m_B=12,75-2,4=10,35g`

GỌi CTTQ của `B` là `Na_xN_yO_z`

Ta có : `x:y:z=(33,33)/23:(20,29)/14:(46,38)/14=1:1:2`

`=> CTHH` của `B` là `NaNO_2`

Lại có : `m_(Na)=(10,35.33,33)/100=3,45 g`

`m_N=(10,35.20,29)/100=2,1g`

`-> m_O=12,75-3,45-2,1=7,2g`

Vì `KL` của `Na` và `N` trong `A` và `B` như nhau

`-> A` có `m_(Na)=3,45g; m_N=2,1g; m_O=7,2g`

GỌi CTTQ của `A` là `Na_aN_bO_c`

Ta có : `a:b:c=(3,45)/23:(2,1)/14:(7,2)/16=1:1:3`

`-> CTHH` của `A` là `NaNO_3`

`2)`

Oxit axit :

`NO` Nitơ oxit

`SO_3` Lưu huỳnh trioxit

`SO_2` Lưu huỳnh đioxit

`N_2O` Đinitơ monooxit

Oxit bazơ

`Fe_2O_3` Sắt (`III)` oxit

`Li_2O`Liti oxit

`ZnO` Kẽm oxit

`BaO` Bari oxit

`FeO` Sắt (`II)` oxit

`Mn_2O_7` mangan `(VII)` oxit

`CrO_3`  Crom `(VI)` oxit

Oxit lưỡng tính

`Cr_2O_3` Crom `(III)` oxit 

Thảo luận

-- mk tưởng cr2o3 là oxit lưỡng tính?
-- `Cr_2O_3` là oxit lưỡng tính mói là chính xác
-- Dạ a

Lời giải 2 :

1)

$n_{O_2}=\dfrac{1,68}{22,4}+0,075(mol)$

$\to m_{O_2}=0,075.32=2,4g$

$\text{Ta có: 33,33%Na; 20,29%N và  46,38%O}$

$\text{Cho công thức có dạng:} Na_xN_yO_z$

$\to Na:N:O=33,33:20,29:46,38$

$\to 23x:14y:16z=33,33:20,29:46,38$

$\to x:y:z=1,45:145:3$

$\to x:y:z=1:1:2$

$\to \text{Công thức của B là:} NaNO_2$

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có:

$m_A=m_B+m_{O_2}$

$\to m_B=12,75-2,4=10,35g$

$\to n_{NaNO_2}=0,15(mol)$

$\text{Cho công thức A có dạng:} Na_xN_yO_x$

Áp dụng định luật bảo toàn số mol ta có:

$x:y:z=0,15:0,15:(0,3+0,075.2)$

$\to x:y:z=0,15:0,15:0,45$

$\to x:y:z=1:1:3$

$\text{Vậy A có công thức là:} NaNO_3$

2)

$\text{Oxit Bazơ:}$

$Fe_2O_3:$ sắt $(III)$ oxit

$ZnO:$ kẽm oxit

$BaO:$ bari oxit

$FeO:$ sắt $(II)$ oxit

$Mn_2O_7$: mangan$(VII)$ oxit

$CrO_3:$ crom $(VI)$ oxit

$Li_2O$: liti oxit

$\text{Oxit axit:}$

$NO:$ nito oxit

$SO_3:$ lưu huỳnh trioxit

$N_2O$: đinitơ oxit

$SO_2:$ lưu huỳnh đioxit

$\text{Oxit lưỡng tính:}$

$Cr_2O_3:$ crom $(III)$ oxit

 

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247