Trang chủ Đạo đức Lớp 5 21:30 ATGT cho nụ cười n... 000 Câu hỏi tự...

21:30 ATGT cho nụ cười n... 000 Câu hỏi tự luận 1. Hãy nêu một số nguyên tắc để đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường em. Tại sao phải đảm bảo

Câu hỏi :

Giúp tui nhà tui cần gấp lắm

image

Lời giải 1 :

*Một số nguyên tắc đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường:
- Không tụ tập trước cổng trường.    
- Phụ huynh phải đội mũ bảo hiểm cho con khi tham gia giao thông, khi đưa đón phải đậu xe đúng nơi quy định.
- Không nô đùa, xô đẩy nhau khi ra khỏi trường.
- Khi tan học khẩn trương đi theo một hàng rồi ra về, khi sang đường phải chú ý quan sát xe hai bên.
- Học sinh phải đội mũ bảo hiểm khi đi moto, xe đạp điện, xe gắn máy.
- Đi đúng tốc độ, không lạng lách, đánh võng...

*Kế hoạch:

- Tuyên truyền cho các bạn khác về việc tác hại và nhưng việc làm đúng theo khi tham gia giao thông.

- Lập ra kế hoạch tuyên truyền để nhắc nhở.

- Tở chức các hoạt động nhằm phát động về an toàn giao thông tại cổng trường.

- Nâng cao ý thức trách nghiệm của toàn thể giáo viên, học sinh, phụ huynh khi tham gia giao thông ...

Xin ctlhn ạ!

Thảo luận

-- PHẦN 2. CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1. Hãy nêu một số nguyên tắc để đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường em. Tại sao phải đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại các cổng trường học. Gợi ý: Một số nguyên tắc đảm bảo an toàn giao thông tại cổng ... xem thêm
-- ??

Lời giải 2 :

Câu 1. Hãy nêu một số nguyên tắc để đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường em. Tại sao phải đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại các cổng trường học.

Gợi ý:

Một số nguyên tắc đảm bảo an toàn giao thông tại cổng trường:

- Không tụ tập trước cổng trường.

- Không nô đùa, xô đẩy nhau khi ra khỏi trường.

- Khi tan học khẩn trương đi theo một hàng rồi ra về, khi sang đường phải chú ý quan sát xe hai bên.

- Học sinh phải đội mũ bảo hiểm khi đi moto, xe đạp điện, xe gắn máy.

- Đi đúng tốc độ, không lạng lách, đánh võng.

- Không sử dụng chất kích thích khi tham gia lái xe.

- Tuyệt đối không được điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi.

- Tuân theo sự chỉ dẫn, phân làn của cảnh sát giao thông hoặc lực lượng chức năng của nhà trường.

- Phụ huynh phải đội mũ bảo hiểm cho con khi tham gia giao thông, khi đưa đón phải đậu xe đúng nơi quy định

Đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại trường học nhằm:

- Tránh tình trạng chen lấn, ùn tắc, kẹt xe trước cổng trường.

- Tạo môi trường học tập an toàn, tốt nhất cho học sinh.

- Nâng cao ý thức tự giác, chấp hành tốt luật giao thông cho học sinh.

- Đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe cho học sinh, phụ huynh và cán bộ công nhân viên trong nhà trường.

- Góp phần xây dựng trật tự, an toàn giao thông tiến bộ, văn minh, phù hợp với xã hội đang phát triển hiện nay.


Câu 2. Hãy xây dựng kế hoạch với nội dung tuyên truyền để các bạn cùng tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông tại cổng trường em.

Gợi ý:

Kế hoạch chi tiết:

1. Mục đích

- Tuyên truyền an toàn giao thông, góp phần xây dựng văn hóa tham gia giao thông văn minh.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn thể giáo viên học sinh, phụ huynh, ... khi tham gia giao thông.

- Góp phần giảm thiểu ùn tắc gây tai nạn giao thông, bảo vệ sức khỏe mọi người.

2. Yêu cầu

- Tất cả mọi người cần xác định rõ được tầm quan trọng của việc giữ gìn trật tự, an toàn giao thông tại cổng trường.

- Mọi thành viên phải thực hiện nghiêm túc, chấp hành các quy định về an toàn giao thông, từng bước xây dựng văn hóa giao thông trường học theo hướng “Trật tự, an toàn, văn minh, thân thiện”.

3. Đối tượng tham gia

Tất cả mọi người, đặc biệt là phụ huynh và học sinh.

4. Nội dung chính và cách tiến hành

+ Biên tập và in ấn các tài liệu (tờ gấp, pano, aphich, tranh cổ động...) tuyên truyền về giáo dục an toàn giao thông.

+ Trực tiếp tham gia các buổi vận động tuyên truyền về an toàn giao thông cho các bạn ở lớp, ở trường.

+ Tham gia các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp về giáo dục an toàn giao thông trong trường.

+ Tổ chức và tham gia các hội thi về tuyên truyền, giáo dục trật tự an toàn giao thông cho học sinh

Bạn có biết?

Đạo đức là một từ Hán-Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một yếu tố trong tính cách và giá trị của mỗi con người. Là hệ thống các quy tắc về chuẩn mực của cộng đồng và xã hội. Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247