Trang chủ Sinh Học Lớp 11 phân biệt phân giải hiếu khí với hô hấp kị...

phân biệt phân giải hiếu khí với hô hấp kị khí ? hô hấp hiếu khí có ưu thế gì so với hô hấp kị khí ? câu hỏi 181244 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

phân biệt phân giải hiếu khí với hô hấp kị khí ? hô hấp hiếu khí có ưu thế gì so với hô hấp kị khí ?

Lời giải 1 :

Đáp án:

Phân biệt phân giải hiếu khí với hô hấp kị khí:

Hô hấp hiếu khí: 

– Nơi xảy ra: màng trong ty thể (sinh vật nhân thực) hoặc màng sinh chất (sinh vật nhân sơ).

– Điều kiện môi trường: cần O2.

– Chất nhận điện tử: O2 phân tử.

– Năng lượng sinh ra: tạo ra 38 ATP (riêng chuỗi vận chuyển electron tạo ra 34 ATP).

– Sản phẩm cuối cùng: CO2 và H2O cùng với năng lượng ATP.

Hô hấp kị khí

– Nơi xảy ra: màng sinh chất – sinh vật nhân thực (không có bào quan ty thể).

– Điều kiện môi trường: không cần O2.

– Chất nhận điện tử: chất vô cơ NO3-, SO4 2-, CO2.

– Năng lượng sinh ra: tạo lượng ATP ít hơn (2 ATP)

– Sản phẩm cuối cùng: chất vô cơ, chất hữu cơ với năng lượng ATP (đường phân piruvic, lên men CO2, rượu etylic hoặc axit lactic).

*Ưu thế của hô hấp hiếu khí so với hô hấp kị khí:

- Từ một phân tử glucôzơ làm nguyên liệu, hô hấp hiếu khí tạo ra nhiều ATP hơn.

Thảo luận

Lời giải 2 :

  • Giống nhau:

+ Đều là quá trình phân giải nguyên liệu để sinh năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể.

+ Nguyên liệu thường là đường đơn.

+ Đều có chung giai đoạn đường phân.

+ ATP là sản phẩm cuối cùng.

  • Khác nhau:

+ Hô hấp hiếu khí: là hô hấp mà chất nhận electron cuối cùng là Oxi phân tử.

– Nơi xảy ra: màng trong ty thể (sinh vật nhân thực) hoặc màng sinh chất (sinh vật nhân sơ).

– Điều kiện môi trường: cần O2.

– Chất nhận điện tử: O2 phân tử.

– Năng lượng sinh ra: tạo ra 38 ATP (riêng chuỗi vận chuyển electron tạo ra 34 ATP).

– Sản phẩm cuối cùng: CO2 và H2O cùng với năng lượng ATP.

+ Hô hấp kị khí: là hô hấp mà chất nhận electron cuối cùng là Oxi liên kết. Ví dụ, NO3 2- (hô hấp nitrat), SO4 2- (hô hấp sunfat).

– Nơi xảy ra: màng sinh chất – sinh vật nhân thực (không có bào quan ty thể).

– Điều kiện môi trường: không cần O2.

– Chất nhận điện tử: chất vô cơ NO3-, SO4 2-, CO2.

– Năng lượng sinh ra: tạo lượng ATP ít hơn, vì hô hấp kị khí chỉ dùng một phần chu trình Krebs, và không phải tất cả các chất mang trong chuỗi vận chuyển electron đều tham gia vào quá trình hô hấp kị khí.

– Sản phẩm cuối cùng: chất vô cơ, chất hữu cơ với năng lượng ATP (đường phân piruvic, lên men CO2, rượu etylic hoặc axit lactic).

*Ưu thế của hô hấp hiếu khí so với hô hấp kị khí:

     - Từ một phân tử glucôzơ sử dụng cho hô hấp, nếu nó được hô hấp hiếu khí có thể tích lũy được tất cả 38 ATP. Trong khi đó nếu phân tử glucôzơ này hô hấp kị khí thì chỉ tích lũy được 2 ATP.

     - Như vậy, từ cùng 1 nguyên liệu đầu vào, hô hấp hiếu khí tích lũy được nhiều năng lượng hơn (gấp 19 lần) so với hô hấp kị khí.

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247