Câu 1:
Trong thời gian Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam, bộ máy nhà nước Việt Nam đã có nhiều biến chuyển:
- Chia Việt Nam thành 3 xứ với 3 chế độ cai trị khác nhau:
+ Bắc Kì: nửa bảo hộ
+ Trung Kì: bảo hộ
+ Nam Kì: thuộc địa
- Mỗi xứ chia thành nhiều tỉnh, đứng đầu là quan Pháp
- Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu; đơn vị hành chính nhỏ nhất là làng, xã do người Việt cai quản.
Câu 2:
Những chính sách về kinh tế, văn hoá, giáo dục Pháp thi hành ở Việt Nam vào đầu thế khỉ XX:
*Kinh tế:
- Nông nghiệp: cướp bóc ruộng đất của nhân dân, bóc lột theo hình thức phát canh thu tô
- Công nghiệp: đẩy mạnh khai thác tài nguyên khoáng sản; 1 số ngành mang lại lợi nhuận cho Pháp xuất hiện: sản xuất gạch ngói, diêm,...
- Tăng cường xây dựng đường xá, cơ sở hạ tầng,... phục vụ cho lợi ích của Pháp
- Tăng cường thu thuế, nặng nhất là thuế rượu, thuế muối,...
- Bắt dân đi phu
*Văn hoá - giáo dục:
- Năm 1919, nền giáo dục phong kiến Việt Nam vẫn còn tồn tại, 1 số kì thi lớn có thêm môn tiếng Pháp.
- Ít chú trọng xây dựng cơ sở văn hoá - giáo dục, y tế,...
=> Mục đích: Vơ vét, bóc lột một cách tối đa tài nguyên nước ta, bù đắp vào những tổn thất của Pháp khi chiếm những nước và vùng lãnh thổ khác làm thuộc địa trên toàn thế giới; thi hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị, thực hiện âm mưu biến nước ta cùng 2 nước còn lại trong Liên bang Đông Dương làm 1 tỉnh của Pháp.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247