Trang chủ Lịch Sử Lớp 8 Câu 1 Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì lần...

Câu 1 Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì lần 2 và nêu tinh thần của nhân dân trong cuộc kháng chiến Câu 2 Hãy nêu chính sách khai thác thuộc địa của Pháp về bộ má

Câu hỏi :

Câu 1 Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì lần 2 và nêu tinh thần của nhân dân trong cuộc kháng chiến Câu 2 Hãy nêu chính sách khai thác thuộc địa của Pháp về bộ máy chính trị và kinh tế ? Những chính sách trên của Pháp nhằm mục đích gì Câu 3 so sánh giống vs khác cuộc cải cách duy tân của việt nam và nhật bản

Lời giải 1 :

 CÂU I. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai. Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì và Trung Kì trong những năm 1882-1884

1. Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1883)

* Nguyên nhân:

- Từ những năm 70 của thế kỉ XX, nước Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Yêu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận đặt ra cấp thiết => Thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam.

* Thủ đoạn:

- Phái gián điệp ra Bắc điều tra tình hình bố phòng của Việt Nam.

- Vu cáo triều đình nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất để lấy cớ kéo quân ra Bắc.

* Hành động xâm lược

- Ngày 03/04/1882, Đại tá Ri-vi-e đổ bộ lên Hà Nội.

- Ngày 25/4/1882, Pháp gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu, yêu cầu giao thành trong ba tiếng đồng hồ. Chưa hết hạn, quân Pháp đã nổ súng chiếm thành, sau đó chiếm mỏ than Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định.

2. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến

- Quan quân triều đình và Tổng đốc Hoàng Diệu anh dũng chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội. Khi thành mất, Hoàng Diệu tự vẫn. Triều Nguyễn hoang mang, cầu cứu nhà Thanh.

- Nhân dân ta dũng cảm chiến đấu chống Pháp:

+ Các sĩ phu không tuân lệnh triều đình, tiếp tục tổ chức kháng chiến.

+ Quân dân ta tích cực chiến đấu, gây cho Pháp nhiều khó khăn, tiêu biểu là trận Cầu Giấy lần hai (19/05/1883), giết chết Ri-vi-e.

Ý nghĩa: Chiến thắng Cầu Giấy thể hiện rõ quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta. Tuy nhiên, triều đình Huế vẫn nuôi ảo tưởng thu hồi Hà Nội bằng con đường thương thuyết.

ND chính

- Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1883): nguyên nhân, thủ đoạn, hành động xâm lược.

- Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến.

CÂU 2

Lời giải chi tiết

* Chính sách của thực dân Pháp trong các ngành kinh tế:

- Nông nghiệp:

+ Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.

+ Bóc lột theo kiểu phát canh thu tô.

- Trong công nghiệp:

+ Pháp tập trung khai thác than và kim loại.

+ Pháp đầu tư vào ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ, xay xát gạo, giấy, diêm,...

- Giao thông vận tải: Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.

- Về thương nghiệp:

+ Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hoá các nước khác.

+ Hàng hóa của Việt Nam chủ yếu là xuất sang Pháp.

- Tài chính: đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện,...

CÂU 3

Lời giải chi tiết

* Giống nhau:

- Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều là những sĩ phu phong kiến chịu ảnh hưởng các tư tưởng tư sản tiến bộ, đều xuất phát từ tấm lòng yêu nước để tìm con đường giải phóng dân tộc. Con đường đó theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

- Tạo ra những cuộc vận động cách mạng mới theo con đường dân chủ tư sản.

- Thống nhất về chủ trương chiến lược, thống nhất về mục đích cách mạng là muốn cứu nước, cứu dân, gắn liền dân với nước, gắn cứu nước với duy tân làm đất nước phát triển theo hướng cách mạng tư sản đứng lên con đường chủ nghĩa tư bản.

- Được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo quần chúng nhân dân. Tuy nhiên cả hai xu hướng cách mạng này đều chưa xây dựng được những cơ sở vững chắc cho xã hội.

- Do hạn chế về tầm nhìn và tư tưởng nên cả hai xu hướng cách mạng này đều bị thất bại.

* Khác nhau:

Nội dung

Phan Bội Châu

Phan Châu Trinh

Chủ trương

- Vận động quần chúng và tranh thủ sự giúp đỡ bên ngoài để tiến hành bạo động chống Pháp, xây dựng chế độ chính trị mới ở Việt Nam.

- Đoạn tuyệt với chế độ phong kiến, hô hào nhân dân cải cách kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao dân trí, tiến tới cứu nước.

Phương pháp

- Tổ chức phong trào Đông Du, đưa học sinh sang Nhật học, chuẩn bị cho công cuộc đánh Pháp cứu nước.

- Bạo động, ám sát.

- Cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh.

- Mở trường theo lối mới để nâng cao dân trí.

- Vận động đổi mới “phong hóa”, cải cách lối sống, bài trừ mê tín dị đoan.



Thảo luận

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247