Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu...

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu Tiếng đồng quê Về mùa xuân, khi cây gạo ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê, bắt đầu bật ra những chiếc hoa đỏ hồng, là

Câu hỏi :

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu Tiếng đồng quê Về mùa xuân, khi cây gạo ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê, bắt đầu bật ra những chiếc hoa đỏ hồng, làm sáng bừng lên một góc trời quê, tiếng đàn sáo về ríu ran như một cái chợ vừa mở, như một lớp học vừa tan, như một buổi đàn ca liên hoan sắp bắt đầu... Ngoài đê, ven ruộng ngô cánh bãi, lại có tiếng chim khác. Nó khoan thai dìu dặt, như ngón tay thon thả búng vào dây đàn thập lục, nảy ra tiếng đồng, tiếng thép, lúc đầu vang to, sau nhỏ dần, rồi tắt lịm. Đó là con chim vít vịt. Nó cứ vang lên như tha thiết gọi một người nào, như mách một điều gì giữa bầu trời trong sáng vừa được rửa sạch sáng nay. Khác thế, bắt đầu nắng lên, tiếng con chim này mới khắc khoải làm sao. Nó thổn thức, da diết. Đó là con chim tu hú. Nó kêu cho nắng về, cho rặng vải ven sông chín đỏ, cho cái chua bay đi, cái vị ngọt còn lại... Nó khát thèm gì nhỉ mà năm nào nó cũng gọi xa gọi gần như thế? Con chào mào lích rích, chí chóe. Con sơn ca vút lên lảnh lót như có một sợi tơ nối giữa bầu trời và mặt đất, đó là tiếng hót không thể có gì so sánh. Còn cánh cò thì họa hoằn mới cất lên một tiếng thở dài vang tít vào vô tận thẳm sâu, mà đôi cánh trắng chớp mãi không đuổi kịp... Đồng quê êm ả. Đồng quê yêu thương. Có bao nhiêu là tiếng nói, tiếng gọi ta về sống lại một thời ấu thơ êm đềm, dù cho ta đang ở một phương trời nào xa lắc. (Theo Băng Sơn) Câu 1: Vì sao bài văn có tên là Tiếng đồng quê? Câu 2: Tìm và phân loại các từ láy có đoạn văn bản? Câu 3: Trong các từ sau: cánh cò, cánh chim, cánh buồm, cánh vạc, từ cánh trong từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại? (chọn 01 đáp án đúng nhất) A. cánh cò B. cánh chim C. cánh buồm D. cánh vạc Câu 4: Câu Về mùa xuân, khi cây gạo ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê, bắt đầu bật ra những chiếc hoa đỏ hồng, làm sáng bừng lên một góc trời quê, tiếng đàn sáo về ríu ran như một cái chợ vừa mở, như một lớp học vừa tan, như một buổi đàn ca liên hoan sắp bắt đầu... là câu đơn hay câu ghép? Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn đó. Câu 5: Trong văn bản, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? (chọn 01 đáp án đúng nhất) A. Nhân hóa B. So sánh C. So sánh và điệp ngữ D. So sánh và nhân hóa Câu 6: Qua văn bản, tác giả thể hiện tình cảm gì với quê hương? Hơi dài nma em cần gấp ạ

Lời giải 1 :

Câu 1: Vì sao bài văn có tên là Tiếng đồng quê?

+ Bài văn có tên là Tiếng đồng quê vì: 

Bài văn kể về những tiếng chim nơi quê hương, tiếng gọi của nó vào mỗi ngày mùa. Chim được thuật lại tiếng nói bằng lời văn.

Câu 2: Tìm và phân loại các từ láy có đoạn văn bản?

+ Từ láy âm đầu: dìu dặt, thon thả, khắc khoải, thổn thức, da diết, chí chóe, lảnh lót, họa hoằn, 

+ Từ láy vần: lích rích, êm đềm

`=>` Kết luận: từ láy là những từ láy âm đầu hoặc từ láy vần. Từ láy do những tiếng không có nghĩa tạo thành tiếng có nghĩa.

Câu 3: Trong các từ sau: cánh cò, cánh chim, cánh buồm, cánh vạc, từ cánh trong từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại?

A. cánh cò

B. cánh chim

C. cánh buồm

D. cánh vạc

+ Cánh buồm khác với các cánh còn lại bởi vì: cánh buồm là một bộ phận của chiếc thuyền (sự vật) còn các cánh còn lại là một bộ phận của một động vật nào đó.

Câu 4: Câu: Về mùa xuân, khi cây gạo ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê, bắt đầu bật ra những chiếc hoa đỏ hồng, làm sáng bừng lên một góc trời quê, tiếng đàn sáo về ríu ran như một cái chợ vừa mở, như một lớp học vừa tan, như một buổi đàn ca liên hoan sắp bắt đầu...

Là câu đơn hay câu ghép? Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn đó.

+ Câu trên là: câu ghép.

+ Xác định: 

- Trạng ngữ: Về mùa xuân

- Chủ ngữ 1: cây gạo ngoài cổng chùa

- Vị ngữ 1: lối vào chợ quê

- Vị ngữ 2: bắt đầu bật ra những chiếc hoa đỏ hồng

- Vị ngữ 3: làm sáng bừng lên một góc trời quê

- Chủ ngữ 2: tiếng đàn sáo 

- Vị ngữ 4: về ríu ran như một cái chợ vừa mở,

- Vị ngữ 5: như một lớp học vừa tan

- Vị ngữ 6: như một buổi đàn ca liên hoan sắp bắt đầu...

`=>` Kết luận: câu ghép có nghĩa là một câu có nhiều chủ ngữ và vị ngữ có mối liên hệ với nhau chặt chẽ tạo thành.

Câu 5: Trong văn bản, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? 

A. Nhân hóa

B. So sánh 

C. So sánh và điệp ngữ

D. So sánh và nhân hoá

+ So sánh: 

- trong bài so sánh tiếng chim như nhiều sự vật khác, ví dụ: 

như ngón tay thon thả búng vào dây đàn thập lục, nảy ra tiếng đồng, tiếng thép, lúc đầu vang to, sau nhỏ dần, rồi tắt lịm `=>` so sánh con chim vít vịt.

+ Điệp ngữ: 

- trong bài lập lại các từ thường xuyên như: 

" con chim ", " tiếng chim", "nó",......

Câu 6: Qua văn bản, tác giả thể hiện tình cảm gì với quê hương?

Qua văn bản tác giả muốn nói lên những ký ức và hình ảnh về quê hương của mình. Những tiếng chim thân thuộc, vẫy gọi con người ở quê mỗi ngày. Thể hiện được cuộc sống sinh hoạt nơi đó thật bình yên, chứa rất nhiều kỷ niệm của tác giả. Được tác giả lưu lại những hình ảnh và tiếng hát của chim rồi kể lại thật chân thật và sâu sắc. Cho thấy tình yêu quê hương của tác giả là là một tình yêu thiêng liêng, tôn kính quê hương của mình.

Thảo luận

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247