Khi đọc tài liệu Chiến lược Phúc lợi động vật đối với Vườn thú và Thuỷ cung Thế giới, tôi đã bị ấn tượng bởi cách mà cuốn sách ăn khớp với sự phát triển về mặt lịch sử của các
vấn đề đạo đức đối với động vật. Các vấn đề này có thể được tạm chia thành ba giai đoạn.
Đầu tiên, vào những năm 1700 và 1800, khi mà các môn thể thao đẫm máu và các hành vi độc ác trắng trợn vẫn còn phổ biến và hoàn toàn hợp pháp, các nhà cải cách đã tìm cách
dập tắt sự tàn ác này như là một phần của một kế hoạch lớn hơn của tiến trình xã hội. Điều này dẫn đến việc hình sự hoá các hành vi độc ác có chủ ý và cấm các hoạt động giải
trí như đấu bò và đấu (chọi) chó ở nhiều quốc gia.
Sau đó, vào những năm 1900, cùng với việc hợp pháp hóa các hoạt động sử dụng động vật trong sản xuất thực phẩm và nghiên cứu y sinh trên diện rộng, người ta nhận thấy vấn
đề cốt lõi của đạo đức đối với động vật không phải các hành vi độc ác, mà là việc sử dụng động vật cho các mục đích vị lợi theo những cách gây ra sự tước đoạt và hạn chế tự do
của chúng. Điều này mở đường cho các tư tưởng cấp tiến, như quyền động vật và giải phóng động vật, phản đối tất cả quyền sở hữu và sử dụng động vật. Nó cũng làm phát sinh
những lo ngại về phúc lợi hoặc ‘chất lượng cuộc sống’ của động vật dưới sự chăm sóc của con người, cũng như thúc đẩy những nỗ lực kết hợp cả về mặt khoa học và triết học để
hiểu được điều gì tạo nên một cuộc sống tốt cho động vật.
Trong thế kỷ 21 ngày nay, mặc cho sự độc ác vẫn tồn tại, mặc cho một số lượng khổng lồ động vật tiếp tục bị sử dụng làm thực phẩm cho các mục đích khác, có thể nói rằng chúng
ta đã chuyển sang giai đoạn thứ ba. Ngày nay chúng ta nhận thấy rằng sự bành trướng của dân số loài người đang để lại những ảnh hưởng rộng lớn lên những cư dân không phải
con người (phi nhân) trên hành tinh này, dù chúng ta không cố ý. Chúng ta ảnh hưởng đến động vật khi phá huỷ sinh cảnh của chúng, làm ô nhiễm môi trường sống của chúng,
giới thiệu những loài xâm lấn vào hệ sinh thái của chúng, xây dựng hạ tầng trên đường bay của chúng, trồng trọt trên các vùng đất, chặt cây, lái ô tô, đốt nhiên liệu, vân vân và vân
vân. Cho đến thời điểm này, phần lớn các cuộc thảo luận về những vấn đề trên chủ yếu tập trung vào “bảo tồn”, tức là nhìn nhận vấn đề ở cấp độ quần thể và loài. Tuy nhiên, đến
thời điểm này chúng ta cũng nhận ra rằng chính những hoạt động kể trên của loài người đã và đang gây hại cho từng cá thể thể động vật trên quy mô rộng, khiến đây trở thành
một vấn đề lớn đối với phúc lợi của từng cá thể động vật, cũng như đối với công tác bảo tồn quần thể và loài
Chúc bạn học tốt
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247