Trang chủ Lịch Sử Lớp 6 II. Bài tập kiếm tra, đánh giá Bài tập 1:...

II. Bài tập kiếm tra, đánh giá Bài tập 1: Chính quyền đô hộ phong kiến phương Bắc đã thi hành những chính sách cai trị gì đối với dân ta? Mục đích của các

Câu hỏi :

Câu 2....... :D.....

image

Lời giải 1 :

Bài 1 trang 41

a) [X] Thôn tính đất nước ta về cả lãnh thổ và chủ quyền.

   b) Đánh thuế muối vì đây là gia vị quý, thiết yếu đối với con người. Không có muối, cơ thể con người không thể phát triển bình thường.

   Đánh thuế sắt vì đây là kim loại có giá trị cao dùng để chế tạo công cụ, vũ khí. Đánh thuế sắt để hạn chế việc nhân dân ta rèn đúc vũ khí, nổi dậy.

   c) Vào rừng săn voi, tê giác, xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi là những công việc nguy hiểm mà không phải ai cũng làm được. Nhân dân ta rất nhiều người bỏ mạng để làm công việc này.

Bài 2 trang 41  a) Đánh dấu vào lược đồ (Hình 13) thể hiện diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

 Mũi tên đỏ: hướng ta tấn công

   Mũi tên xanh: hướng địch rút chạy

   b) Lực lượng tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng vô cùng đông đảo, gồm nhiều thành phần khác nhau.

   c)

   Nguyên nhân thắng lợi:

   - Nhân dân hết lòng ủng hộ.

   - Sự chỉ huy tài ba xuất sắc của Hai Bà Trưng.

   - Nghĩa quân chiến đấu vô cùng dũng cảm.

   Ý nghĩa lịch sử:

   - Nền độc lập dân tộc được khôi phục.

   - Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân dân tộc. khẳng định ý thức độc lập của dân tộc.

   - Khẳng định vai trò lớn lao của người phụ nữ Việt Nam.

Bài 3 trang 43

  Trước ách đô hộ tàn bạo của nhà Hán, Hai Bà Trưng quyết chí dựng cờ khởi nghĩa. Mục đích của cuộc khởi nghĩa: Thứ nhất, để giành lại độc lập dân tộc. Thứ hai, nối nghiệp của các Vua Hùng. Thứ ba, trả thù cho chồng. Trong đó, mục tiêu giành lại độc lập được đặt lên hàng đầu.

Bài 1 trang 46

 [X] Đưa người Hán sang nắm giữ các chức quan đến tận huyện.

      [X] Bắt dân ta phải học chữ Hán, nói tiếng Hán, phải theo phong tục tập quán, luật pháp của người Hán.

Bài 2 trang 46

a) Về công cụ lao động: có rìu, mai, cuốc, dao,…

   Dụng cụ trong gia đình: nồi gang, chân đèn, nhiều đinh sắt,…

   Vũ khí: kiếm, giáo, kích, lao,…

   b) [X] Chính quyền đô hộ phải kiểm soat nghiêm ngặt vì sợ nhân dân ta rèn đúc được nhiều vũ khí tốt để chống lại chúng.

Bài 3 trang 47 

  a)

   - Công việc làm đất: việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.

   - Công tác thủy lợi: ở huyện Phong Khê có đê phòng lụt.

   - Trồng trọt: biết trồng hai vụ lúa trong một năm.

   - Chăn nuôi: chăn nuôi rất phong phú.

   b) Dùng côn trùng diệt côn trùng hiểu đơn giản là dùng các loài côn trùng không gây hại, diệt những loại côn trùng gây hại để bảo vệ cây trồng.

   c) Chương trình rau sạch giúp ta hiểu đâu là rau sạch, quy trình để làm ra rau sạch, vai trò của rau sạch đối với sức khỏe con người.

Bài 4 trang 48 

a)

   - Rèn sắt, đúc đồng: Kĩ thuật rèn sắt, đúc đồng ngày càng điêu luyện. Sản phẩm làm ra phong phú.

   - Gốm sứ: Biết tráng men, vẽ trang trí trên đồ gốm rồi mới đem nung. Sản phẩm ngày càng phong phú về chủng loại: nồi, vò, bình, bát, đĩa,…

   - Dệt vải: cùng với vải bông, vải gai, vải tơ,… người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối dệt thành vải. Vải chuối là đặc sản của Âu Lạc cũ.

   b) Điều đó thể hiện hàng hóa của nước ta chất lượng rất tốt, được các nước bên ngoài công nhận.

   c) Các làng nghề còn lưu giữ: Gốm sứ Bát Tràng, gốm Chu Đậu,…

   d) Chúng ta cần giữ gìn, phát huy các nghề thủ công truyền thống bởi đó là bản sắc, văn hóa của dân tộc ta. Là niềm tự hào của dân tộc với bạn bè quốc tế.

Bài 1 trang 50

 a) 720 năm

   b)

   - Phân biệt đối xử: Chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giao chức vụ quan trọng.

   - Biện pháp bóc lột: Đặt ra hàng tram thứ thuế vô lí, đến bán vợ đợ con cũng phải nộp thuế.

   - Đời sống nhân dân ta lúc bấy giờ vô cùng cực khổ, túng quẫn, chịu hàng trăm thứ thuế, lao dịch nặng nề.

   - Đặt vị trí mình vào người dân lao động bấy giờ, em có suy nghĩ phải quyết tâm lật đổ ách đô hộ, giành lại độc lập. Em sẽ tham gia các cuộc khởi nghĩa yêu nước.

Bài 2 trang 51 

Mũi tên màu đỏ: Đánh quân Lương lần thứ nhất

   Mũi tên màu xanh: Đánh quân Lương lần thứ hai

   b)

   - Lực lượng tham gua khởi nghĩa Lý Bí vô cùng đông đảo, quy tụ hào kiệt khắp nơi trong cả nước.

   - Lực lượng ở miền Chu Diên có điểm đặc biệt là ở đây có vị tướng rất giỏi, sau này sẽ tiếp tục sự nghiệp của Lý Bí, đó là Triệu Quang Phục.

Bài 3 trang 52 

 a) Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch, đặt niên hiệu là Thiên Đức, lập triều đình với hai ban văn võ.

   b) Việc đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước.

   Đặt niên hiệu “Thiên Đức” thể hiện việc nước ta giành độc lập, Lý Bí lên ngôi vua là hợp với ý trời.

Bài 4 trang 52

    Tôi là Phạm Tùng, là một người nông dân bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Của cải làm ra chẳng được bao nhiêu vậy mà còn phải nộp hàng trăm thứ thuế. Bọn đô hộ còn cướp đất của tôi. Tôi đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa của chỉ huy Lý Bí. Năm 543, cuộc khởi nghĩa thắng lợi, tôi và những anh em khác vô cùng sung sướng, hạnh phúc, cuộc sống mới, chân trời mới mở ra cho chúng tôi. Tôi được về quê đoàn tụ với gia đình.

ĐỀ THÌ BN TỰ XEM TRONG SÁCH NHÉ DÀI NÊN MIK KO GHI

CHO MIK XIN HAY NHẤT Ạ

 

Thảo luận

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247