1
+ Nguyên nhân sâu xa:
- Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
- Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên.
- Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy yếu.
+ Nguyên nhân trực tiếp:
- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
=> Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.
2
- Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi dậy phối hợp với quân triều đình chống Pháp.
- Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10 - 12 - 1861).
- Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công làm cho quân Pháp khốn đốn và gây cho chúng nhiều thiệt hại.
3
- Thái độ và hành động của triều đình Huế trong việc để mất ba tỉnh miền Tây:
+ Triều đình đã ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì, ra lệnh bãi binh...
+ Do thái độ cầu hòa của triều đình, Pháp đã chiếm được ba tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) không tốn một viên đạn (1867).
- Phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú:
+ Bất hợp tác với giặc, một bộ phận kiên quyết đấu tranh vũ trang, nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh...
+ Một bộ phận dùng thơ văn lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông...
4
Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)
- Về lãnh thổ: triều đình nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn. Pháp trả lại Vĩnh Long khi nào triều đình buộc nhân dân ngừng kháng chiến.
- Về thông thương: mở 3 cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào tự do buôn bán.
- Về chiến phí: bồi thường cho Pháp 20 triệu quan (ước tính bằng 280 vạn lạng bạc).
- Về truyền giáo: cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô và bãi bỏ lệnh cấm đạo.
Hiệp ước Giáp Tuất(1873).
-Triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước Giáp Tuất với thực dân Pháp (15-3-1873) gồm 22 điều khoản.
Với hiệp ước này , Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì ,còn triều đình nhà Nguyễn thì chính thức thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì -> VN mất một phần quan trọng chủ quyền, lãnh thổ, ngoại giao , thương mại...
1. Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam;
- Chủ nghĩa thực dân Pháp có nhu cầu về nguyên liệu, thị trường, nhân công.
- Triều Nguyễn thực hiện chính sách cấm đạo, giết đạo.
2. Kháng chiến
- Ở Đà Nẵng: nhiều toán nghĩa binh kết hợp với quân triều đình để đánh Pháp.
- Ở 3 tình miền Đông Nam Kỳ: nhân dân kiên quyết chống Pháp ( Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực, Trương Định, Trương Quyền,...)
3. Kháng chiến lan rộng ra 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ
- Thái độ triều đình: nhu nhược, sợ Pháp và đàn áp nhân dân -> Pháp chiếm thêm 3 tỉnh Tây Nam Kỳ (An Giang, Vĩnh Long, Hà Tiên)
- Thái độ của nhân dân: kiên quyết chống Pháp đến cùng (Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Đình Chiểu,...)
4. Nội dung Hiệp ước
- Nhâm Tuất (1862):
+ Nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tình Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.
+ Mở 3 của biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.
+ Cho phép truyền đạo Gia Tô.
+ Bồi thường cho Pháp tương đương 280 vạn lạng bạc.
+ Pháp trả lại thành Vĩnh Long nếu dân chúng ngừng chống Pháp.
- Giáp Tuất (1873)
+ Pháp rút quân khỏi Bắc Kì
+ Thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ hoàn toàn thuộc Pháp.
+
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247