Trang chủ Hóa Học Lớp 8 Câu 3: Viết phương trình và nêu hiện tượng khi:...

Câu 3: Viết phương trình và nêu hiện tượng khi: a) Đốt sắt trong oxi b) Đốt lưu huỳnh trong oxi c) Đốt photpho trong oxi Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 13g kẽm tron

Câu hỏi :

Câu 3: Viết phương trình và nêu hiện tượng khi: a) Đốt sắt trong oxi b) Đốt lưu huỳnh trong oxi c) Đốt photpho trong oxi Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 13g kẽm trong oxi thu được kẽm oxit. a) Tính khối lượng oxit thu được? b) Tính thể tích khí oxi cần dùng ở đktc? Câu 5: Đốt cháy hết một lượng nhôm trong khí oxi thu được 10,2g nhôm oxit. a) Tính khối lượng nhôm đã phản ứng? b) Tính thể tích khí oxi cần dùng ở đktc? Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 5,6lit khí etilen C2H4 trong không khí a) Tính thể tính khí cacbonhioxit thu được? b) Tính thể tích khộng khí cần dùng để đốt cháy biết rằng khí oxi chiếm 1/5 thể tích không khí? Thể tích các khí đều đo ở đktc. Câu 7: Đốt cháy vừa đủ một lượng photpho trong 11,2 lit không khí. a) Tính khối lượng photpho đã phản ứng? b) Tính khối lượng sản phẩm thu được? Câu 8: Giải thích vì sao: a) Sục máy bơm không khí trong các bể cá cảnh. b) Để dập tắt đám cháy xăng dầu người ta không dùng nước. c) Phản ứng cháy diễn ra trong oxi mãnh liệt hơn trong không khí. d) Có thể thu oxi bằng phương pháp đẩy nước.

Lời giải 1 :

Đáp án:

Bạn tham khảo lời giải ở dưới nhé!!!

Giải thích các bước giải:

Câu 3:

a, Sắt cháy trong oxi và tạo ra chất rắn màu đen

\(3Fe + 2{O_2} \to F{e_3}{O_4}\)

b, Lưu huỳnh cháy trong oxi và tạo ra khí có mùi hắc

\(S + {O_2} \to S{O_2}\)

c, Photpho cháy trong oxi và tạo ra chất rắn màu trắng

\(4P + 5{O_2} \to 2{P_2}{O_5}\)

Câu 4:

\(\begin{array}{l}
Zn + \dfrac{1}{2}{O_2} \to ZnO\\
{n_{Zn}} = 0,2mol\\
 \to {n_{ZnO}} = {n_{Zn}} = 0,2mol\\
 \to {m_{ZnO}} = 16,2g\\
{n_{{O_2}}} = \dfrac{1}{2}{n_{Zn}} = 0,1mol\\
 \to {V_{{O_2}}} = 2,24l
\end{array}\)

Câu 5:

\(\begin{array}{l}
4Al + 3{O_2} \to 2A{l_2}{O_3}\\
{n_{A{l_2}{O_3}}} = 0,1mol\\
 \to {n_{Al}} = 2{n_{A{l_2}{O_3}}} = 0,2mol\\
 \to {m_{Al}} = 5,4g\\
{n_{{O_2}}} = \dfrac{3}{4}{n_{Al}} = 0,15mol\\
 \to {V_{{O_2}}} = 3,36l
\end{array}\)

Câu 6:

\(\begin{array}{l}
{C_2}{H_4} + 3{O_2} \to 2C{O_2} + 2{H_2}O\\
{n_{{C_2}{H_4}}} = 0,25mol\\
 \to {n_{C{O_2}}} = 2{n_{{C_2}{H_4}}} = 0,5mol\\
 \to {V_{C{O_2}}} = 11,2l\\
{n_{{O_2}}} = 3{n_{{C_2}{H_4}}} = 0,75mol\\
 \to {V_{{O_2}}} = 16,8l\\
 \to {V_{KK}} = 5{V_{{O_2}}} = 84l
\end{array}\)

Câu 7:

\(\begin{array}{l}
4P + 5{O_2} \to 2{P_2}{O_5}\\
{V_{{O_2}}} = \dfrac{1}{5}{V_{KK}} = 2,24l\\
 \to {n_{{O_2}}} = 0,1mol\\
 \to {n_P} = \dfrac{4}{5}{n_{{O_2}}} = 0,08mol\\
 \to {m_P} = 2,48g\\
{n_{{P_2}{O_5}}} = \dfrac{2}{5}{n_{{O_2}}} = 0,04mol\\
 \to {m_{{P_2}{O_5}}} = 5,68g
\end{array}\)

Câu 8:

a, Vì oxi ít tan trong nước nên phải sục thêm khí oxi cho oxi tan trong nước cung cấp thêm cho cá

b, Vì xăng dầu nhẹ hơn nước nên khi dập bằng nước thì xăng dầu sẽ nổi lên trên tiếp tục cháy

c, Vì trong không khí chứa 21% thể tích oxi còn lại là chứa các chất khí không cháy nên phản ứng cháy diễn ra chậm hơn

d, Vì oxi ít tan trong nước nên có thể thu oxi bằng phương pháp đẩy nước.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

Câu 3 :

a, 

Hiện tượng : Sắt cháy mãnh liệt trong khí oxi tạo thành chất rắn màu nâu đen

PT

`3Fe+2O_2` $\xrightarrow{t^o}$ `Fe_3O_4`

b,

Hiện tượng : Lưu huỳnh cháy sáng trong oxi tạo khí mùi hắc sốc 

PT

`S+O_2` $\xrightarrow{t^o}$ `SO_2`

c,

Hiện tượng : Photpho cháy sáng trong oxi tạo khí trắng dày đặc

PT

`4P+5O_2` $\xrightarrow{t^o}$ `2P_2O_5`

Câu 8 :

a, Vì  thể tích oxi chiếm `1/5` thể tích không khí nên khi sục không khí vào bể cá cảnh thì ta sẽ cung cấp oxi để cho cá hô hấp và giúp duy trì sự sống của nó 

b, Vì xăng dầu sẽ nổi lên bề mặt nước tiếp tục cháy chiến đám cháy khó dập tắt hơn

c, Vì trong không khí thì oxi chỉ chiếm `1/5` mà phần lớn là khí nitơ và một số khí khác sẽ làm cản trở sự cháy 

d, Người ta thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước vì oxi ít tan trong nước 

image
image
image
image

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247