Trang chủ Tiếng Việt Lớp 3 CHÚ BÊ CON Chú mới chẵn ba tháng tuổi, còn...

CHÚ BÊ CON Chú mới chẵn ba tháng tuổi, còn nhỏ xíu, song đã biết lũn cũn chạy theo mẹ gặm cỏ ở lưng đồi. Trông bê con xinh thật! Này nhé, đây là cái chóp mũi v

Câu hỏi :

CHÚ BÊ CON Chú mới chẵn ba tháng tuổi, còn nhỏ xíu, song đã biết lũn cũn chạy theo mẹ gặm cỏ ở lưng đồi. Trông bê con xinh thật! Này nhé, đây là cái chóp mũi viền đen tuyền. Phía trên chóp mũi là đôi mắt bê con tròn vo lúc nào cũng lấp lánh, lấp lánh. Còn cái đầu húi cua hiếu động của bê con thì thật tuyệt, mượt mịn như nhung, tròn căng như một trái bóng. Cũng như các chú bê khác cùng cỡ tuổi ấy, bê con không có sừng, chỉ có hai hốc sừng lấp ló sau hai chiếc tai hình lá khoai môn nhọn dựng đứng cuống. Còn đôi hàm miệng thì chưa đủ độ cứng, chưa đủ độ sắc bén nên bê con chỉ có thể xài được những vạt cỏ thật non. Thêm vào đấy, cái đuôi dài nhỏ xíu với một túm sợi tí teo như lá cờ đuôi nheo vắt qua vắt lại. Duy chỉ có màu áo liền quần toàn thân của bê con thật là nổi bật, vàng ươm, lại óng ánh như có chứa sắc nắng mặt trời. Với vóc dáng hình thể và trong trang phục kiểu ấy, bê con thật ngộ nghĩnh, đáng yêu biết bao! 1. Bài văn trên miêu tả con vật nào? A. Bê con B. Bê con và mẹ C. Bê con và các bạn của bê 2. Các chi tiết, bộ phận nào của bê con được tác giả chọn tả? A. Chóp mũi, đôi mắt, sừng B. Chóp mũi, đôi mắt, sừng, đầu, hai tai, hai hốc sừng, hàm miệng, đuôi, màu lông C. Chóp mũi, đôi mắt, sừng, đầu 3. Vì sao tác giả chọn tả những chi tiết đó về hình dáng đó của bê con? A. Vì những chi tiết ấy cho thấy bê con thật xinh xắn, đáng yêu. B. Vì những chi tiết ấy thật tiêu biểu, phân biệt bê con với bê lớn và bò mẹ. C. Vì những chi tiết ấy cho thấy bê con rất giống bò mẹ. 4. Vì sao bê con ăn những vạt cỏ thật non? A. Vì đó là sở thích của chú B. Vì hàm miệng chưa đủ độ cứng C. Vì hàm miệng chưa đủ độ cứng và độ sắc 5. Câu văn: Còn cái đầu húi cua hiếu động của bê con thì thật tuyệt, mượt mịn như nhung, tròn căng như một trái bóng. tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? A. Nhân hoá B. So sánh C. Cả hai biện pháp trên6. Câu nào sau đây được viết không sử dụng biện pháp so sánh? A. Đầu chú căng tròn như một trái bóng. B. Hai cái tai là hai lá khoai môn dựng đứng. C. Màu áo liền quần toàn thân của bê con thật là nổi bật, vàng ươm, lại óng ánh như có chứa sắc nắng mặt trời. 7. Tìm những từ ngữ tác giả đã sử dụng để nhân hóa chú bê con: 8. Em thích con vật nào nhất? Vì sao?

Lời giải 1 :

$\text{Bài 1}$

$→A$

$\text{Bài 2}$

$→B$

$\text{Câu 3}$

$→A$

$\text{Câu 4}$

$→C$

$\text{Câu 5}$

$→B$

→Cái đầu của bê con được so sánh như nhung và tròn căng như trái bóng.

$\text{Câu 6}$

$→B$

→Vì đáp án B là câu Ai-là gì.

$\text{Câu 7}$

→Chú,lũn cũn,xinh tệ,một túm sợi tí teo,thật ngộ nghĩnh, đáng yêu biết bao!

$\text{Câu 8}$

→Em thích nhất là con trâu vì chú không những khỏe mà còn giúp đỡ những người nông dân cày cấy.

$Taekook$

Thảo luận

Lời giải 2 :

1, A    2, B     3, A     4, C    5, B    6, B 

7, Chú lũn cũn, xinh tệ, một túm sợi tí teo, thật ngộ nghĩnh, đáng yêu biết bao!

8, Em thích nhất là con chó vì chúng coi nhà cho em khi em đi vắng

Chúc em học tốt nhé !!!

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 3

Lớp 3 - Năm thứ ba ở cấp tiểu học, áp lực hoc tập dần hình thành nhưng vẫn tuổi ăn, tuổi chơi nên các em cân đối học và chơi hợp lý nhé.

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247