Trang chủ Sinh Học Lớp 8 Câu 1: Nơron là gì ? Cấu tạo nơron ?...

Câu 1: Nơron là gì ? Cấu tạo nơron ? Chức năng của nơron ? Câu 2: Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống con người? Câu 3: Trình bày cấu tạo ngoài

Câu hỏi :

Câu 1: Nơron là gì ? Cấu tạo nơron ? Chức năng của nơron ? Câu 2: Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống con người? Câu 3: Trình bày cấu tạo ngoài và cấu tạo trong đại não? Câu 4: Cơ quan phân tích thị giác gồm những phần nào ? Trình bày cấu tạo của cầu mắt và màng lưới ? Trình bày tật về mắt, cho biết nguyên nhân và cách khắc phục ? Câu 5:Trình bày quá trình thu nhận kích thích của sóng âm giúp ta nghe được ?

Lời giải 1 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

$1)$

$-$Noron là tế bào thần kinh

$-$Cấu tạo :

Có cấu trúc của một tế bào : ngoài cùng là màng sinh chất , tiếp là tế bào chất , trong cùng là nhân

`@`Noron gồm : thân và tua

`@`Thân : có hình sao, hình tròn hoặc bầu dục

`@`Tua :$+)$Tua ngắn ; mọc quanh thân , phân thành nhiều nhánh

             $+)$Tua dài : mảnh ,dài ,có vỏ bọc bằng chất mielin, đầu tận cùng của tua phân thành nhiều nhánh nhỏ , nơi tiếp xúc giữa các noron gọi là xinap

$-$Chức năng :

$+)$Chức năng cảm ứng ; là khả năng thu nhận kích thích và phản ứng lại kích thích bằng hình thức phát sinh các xung thần kinh

$+)$Chức năng dần truyền : là khả năng dẫn truyền các xung thần kinh theo 1 hướng nhất định

$2)$

Vai trò của tiếng nói trong đời sống con người

$-$Là tín hiệu của phản xạ có điều kiện cấp cao

$-$Là phương tiện giao tiếp , trao đổi giữa người với người

$3)$

Cấu tạo ngoài của đại não :

$+)$ Rãnh liên bán cầu chia đại não thành 2 nửa

$+)$ Rãnh sâu chia bán cầu não thành 4 thùy (trán, đỉnh,chẩm,thái dương)

$+)$Rãnh và khe tạo thành các khúc cuộn não →làm tăng diện tích vỏ não  (nơi chứa thân của nron) lên đến 2300-2500 $cm^2$

Cấu tạo trong :

$+)$Chất xám bên ngoài làm thành vỏ não

$+)$Chất trắng bên trong là các đường dẫn truyền thần kinh

$4)$

$ *$Cơ quan phân tích thị giác:

$+)$ Các tế bào thụ cảm thị giác trong màng lưới của cầu mắt

$+)$ Dây thần kinh thị giác số II

$+)$ Vùng thị giác ở thùy chẩm ở vỏ não

$*$Cấu tạo 

$− $Cầu mắt:

$$ Nằm trong hốc mắt của xương sọ phía ngoài được bảo vệ bởi các lông mi , lông mày , mi mắt; mắt k bị khô nhờ tuyến lệ luôn tiết nước mắt

$$ Cầu mắt gồm 3 lớp:

$+)$ Lớp ngoài cùng là màng cứng có nhiệm vụ bảo vệ phần phía trong của cầu mắt.Phía trước màng cứng là màng giác trong suốt để ánh sáng đi qua vào trong cầu mắt

$+)$ Màng mạch : có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành một phòng tối trong cầu mắt

$+)$ Màng lưới :chứa các tbế bào thụ cảm thính giác.Gồm 2 loại tế bào:tế bào nón và tế bào que

$-$Cấu tạo của màng lưới:

$+)$ Tế bào nón tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sác

$+)$ Tế bào que tiếp nhận ánh sáng yếu

$+)$ Điểm vàng nơi tập trung các tế bào non

$+)$ Điểm mù: nơi đi ra của các sợi trục các tế bào thần kinh thị giác

$*$Các tật về mắt:

$$ Cận thị

$−$ Nguyên nhân :

$+)$ Bẩm sinh: Do trục nhãn cầu dài khiến khoảng cách đến võng mạc dài ra làm ảnh rơi vào trước võng mạc

$+)$ Do cấu trúc giác mạc thay đổi khiến giác mạc khiến giác mạc quá cong so với nhãn cầu

$+)$ Do thói quen sinh hoạt ,học tập không đủ ánh sáng, không đúng khoảng cách ;sử dụng nhiều thiết bị điện tử

$−$ Cách khắc phục:

$+)$ Đeo kính cận ( kính mặt lõm)

$+)$ Phẫu thuật giác mạc

$$ Viễn thị

$−$Nguyên nhân:

$+)$ Bẩm sinh : Do nhãn cầu ngắn hoạc giác mạc không đủ độ cong

$+)$ Không giữ đúng khoảng cách khi làm việc học tập khiến thể thủy tinh luôn giãn, lâu dần mất tính đàn hồi ,mất khả năng phồng lên

$+)$ Do người già thể thủy tinh bị lão hóa thể thủy tinh mất tính đàn hồi không phồng lên được

$+)$ Do mắc bệnh võng mạc

$−$ Cách khắc phục:

$+)$ Đeo kính lão

$+)$ Bảo vệ mắt khỏi ánh sáng tia cực tím

$+)$ Điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ

$$ Loạn thị:

$− $Nguyên nhân : do sự bất thường về hình dạng của giác mạc

$−$ Cách khắc phục:

$+)$ Làm việc ,học tập ở khoảng cách đúng ,đủ

$+)$ Tăng cường bổ sung dưỡng chất cho mắt

$+)$ Để mắt nghỉ ngơi hợp lý

$5)$

*Qúa trình thu nhận kích thích sóng âm giúp ta nghe được Sóng âm vào tai làm rung màng nhĩ,truyền qua chuỗi xương tai vào tai gây sự chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng và tác động lên tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan Coocti nằm trên màng cơ sở của vùng tương ứng với tần số và cường độ của sóng âm làm các tế bào này hưng phấn chuyển thành xung thần kinh truyền về vùng thính giác ở thùy thái dương cho ta nhận biết về âm thanh đã phát ra (nghe được)

Thảo luận

Lời giải 2 :

Đáp án:

Câu 1: Nơron là một hạt nguyên tử, là mọt trong hai hạt cấu tạo nên hạt nhân. Chức năng cơ bản của nơron là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh dưới dạng cac tín hiệu hoá học.

Câu 2: Tiếng nói và chữ viết là phương tiện giao tiếp, trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm cho nhau và cho các thế hệ sau.

Câu 3:

- Cấu tạo ngoài:

 + Là phần não phát triển nhất ở người, bề mặt của đại lão có nhiều nếp nhăn, đó là các khe và rãnh làm tăng diện tích bề mặt của võ não.

 + Rãnh trên bãn cầu chia đại não ra làm 2 nửa.

 + Rãnh sâu chia bãn cầu não là 4 thuỳ (thuỳ đỉnh, thuỳ chẩm, thuỳ trán, thuỳ thái dương).

- Cấu tạo trong:

 + Chất xám ở ngoài tạo thành lớp vỏ não dày 2-3mm, gồm có 6 lớp chủ yếu là các tế bào hình tháp, trung tâm của các phản xạ không điều kiện.

 + Chất trắng ở trong, nằm dưới vỏ não là các đường thần kinh nối các phần của vỏ não với nhau và vỏ não với các phần dưới của hệ thần kinh.

 + Trong chất nền trắng còn có các nhân nền.

Câu 4:

 - Cơ quan phân tích thị giác gồm các tế bào thị cảm thị giác trong màng lưới của cầu mắt, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thuỳ chẩm.

- Cấu tạo của cầu mắt: gồm 3 lớp màng cứng, màng mạch, màng lưới.

- Cấu tạo của màng lưới: gồm có các tế bào nón, tế bào que, điểm vàng, điểm mù.

- Các tật về mắt: 

* Cận thị: Là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần.

– Nguyên nhân: có thể là tật bẩm sinh do cầu mắt dài hoặc thể thủy tinh quá phồng, do không giữ đúng khoảng cách khi đọc sách, báo…. làm cho thể thủy dịch luôn luôn phồng, lâu ngày mất khả năng đàn hồi.

– Khắc phục: Muốn nhìn rõ vật ở xa phải đeo kính lõm.

* Viễn thị: là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa.

– Nguyên nhân: có thể do tật bẩm sinh do cầu mắt ngắn, hay do người già thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi nên không phồng được.

– Khắc phục: Muốn nhìn rõ vật ở gần phải đeo kính lồi.

Câu 5: 

- Truyền qua ống tai vào làm rung màn nhĩ.

- Truyền qua chuỗi xương tai vào làm rung động màng cửa bầu làm chuyển động ngoại dịch và nội dịch trong ốc tai màng.

- Cơ quan Coocti làm xuất hiện xung thần kinh thính giác ở thuỳ thái dương.

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247