Câu 1 :
Các cuộc khởi nghĩa lớn trong thời kỳ này có thể kể đến: khởi nghĩa Lý Tự Tiên và Đinh Kiến (687), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722), khởi nghĩa Phùng Hưng (766-791), khởi nghĩa Dương Thanh (819-820). Cuối thế kỷ IX triều đại nhà Đường đổ nát.
Câu 2 :
*Nguyên nhân: Do chính sách thống trị của nhà Đường.
* Diễn biến:
- Khoảng cuối những năm 10 của thể kỉ VIII, nhân phải tham gia đoàn người gánh vải (quả) nộp cống, Mai Thúc Loan đã kêu gọi những người dân phu bỏ về quê, mộ binh nổi dậy.
- Nghĩa quân nhanh chóng chiếm thành Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) xây dựng căn cứ. Ông xưng đế, nhân dân gọi là Mai Hắc Đế (vua Đen)
- Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Cham pa kéo quân sang tấn công thành Tống Bình. Viên đô hộ Giao Châu là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc.
- Năm 722, nhà Đường cử Dương Tư Húc đem 10 vạn quân sang đàn áp. Mai Hắc Đế thua trận. Quân giặc điên cuồng tàn sát nghĩa quân và nhân dân
* Kết quả: Mai Hắc Đế thua trận.
* Ý nghĩa: Sau khi khởi nghĩa Mai Thúc Loan kết thúc, dù thất bại nhưng đó đã để lại những ý nghĩa vô cùng to lớn. Đó là cuộc khởi nghĩa đã thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do cho dân tộc.
Hơn thế nữa, nó còn cổ vũ tinh thần chiến đấu của nghĩa quân và nhân dân ta trong những cuộc khởi nghĩa ở giai đoạn tiếp theo.
Câu 3 :
- Thể hiện qua bản chất văn hóa, nhận thức của con người về cảnh vật và yếu tố nhân sinh quan. Biểu hiện này nằm ở tầng thấp nhất trong kết cấu của bản sắc văn hóa.
- Thể hiện qua cách tư duy, lối sống, lý tưởng và tính thẩm mỹ của con người. Biểu hiện này nằm ở tầng giữa trong kết cấu của bản sắc văn hóa.
- Thể hiện qua phong tục tập quán, ngôn ngữ, trang phục, nghi lễ đặc trưng, kiến trúc, ca dao tục ngữ, kho tàng văn học nghệ thuật… Đây là biểu hiện nằm ở tầng cao nhất trong kết cấu của bản sắc văn hóa.
Câu 4 :
Trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, nhân dân ta không bị đồng hoá. Vì: - Người Việt đã có ý thức về một nền văn hóa của riêng mình và có “ý thức dân tộc” trước khi bị đô hộ. Đó là ý thức hệ, tiếng nói (Việt - Mường), chữ viết và văn hoá riêng.
Câu 5 :
Với chiến thắng này, nhân dân ta đã đạp tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thười kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.
Câu 6 :
-Nguyên nhân thắng lợi :
+ Do tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta khi hưởng ứng cuộc kháng chiến do Ngô Quyền lãnhđạo, đóng góp sức lực của mình để xây dựng được trận địa cọc lớn trên sông Bạch Đằng.
Câu 7 :
*Nghệ thuật đánh giặc của Ngô Quyền:
- Chủ động đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng.
-> Độc đáo: Lợi dụng thủy triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn, chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ở bãi cọc. Thuyền địch to, cồng kềnh, rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc thủy triều rút.
Chúc bạn học tốt!!! Nếu đc nhớ cho mình câu trả lời hay nhất nha ^~^
`@` Đáp án:
Câu `1`:
`-` Thời gian và tên gọi của các cuộc khởi nghĩa:
`+` Khởi nghĩa Hai Bà Trưng `->` Năm `40`.
`+` Khởi nghĩa Bà Triệu `->` Năm `248`.
`+` Khởi nghĩa Lí Bí `->` Năm `542`.
`+` Khởi nghĩa Mai Thúc Loan `->` Năm `713`.
`+` Khởi nghĩa Phùng Hưng `->` Năm `776`.
Câu `2`:
`-` Nguyên nhân:
`+` Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Đường.
`-` Diễn biến:
`+` Vào khoảng những năm thế kỉ `VIII` ( thế kỉ `8` ) đoàn dân phu phải tham gia cống nạp vải cho -nhà Đường ( Vua Đường rất thích ăn vải nước ta ) Mai Thúc Loan kêu gọi nhân dân về quê `->` Mộ binh nổi dậy.
`+` Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được các thành nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng nồng nhiệt.
`+` Ông Mai thúc Loan xưng đế nhân dân gọi ông là Mai hắc Đế (vua đen).
`-` Kết quả:
`+` Thua cuộc `->` Lí do là Mai Hắc Đế bị rắn độc cắn con trai lên thay nhưng không đủ sức mạnh và uy tín để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa.
`-` Ý nghĩa:
`+` Dù là cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng nó thể hiện được ý chí độc lập của dân tộc.
`+` Mở ra nhiều khởi đầu cho các cuộc khởi nghĩa khác.
Câu `3`:
`-` Biểu hiện sức sống nền văn hóa dân tộc:
`+` Nhân dân ta vẫn luôn có ý chí độc lập, tự chủ `->` Dân ta tiếp thu được nhiều nền văn hóa của Trung Hoa,...
Câu `4`:
`-` Nguyên nhân là:
`+` Người Việt vẫn duy trì và nói tiếng nói mẹ đẻ, vẫn dạy cho con cháu,...
`+` Vẫn thờ cúng tổ tiên và làm các phong tục tập quán ( như: Làm bánh trưng bánh giày,... )
Câu `5`:
`-` Nói chiến thắng Bạch Đằng là chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:
`+` Đây là lần thứ hai quân Nam Hán đem quân xâm lược nước ta, nhưng ta vẫn thắng lợi và khiến quân Nam hán không dám bén mảng tới nữa.
Câu `6`:
`-` Nguyên nhân thắng lợi là:
`+` Do sức mạnh đoàn kết của dân tộc `->` ý chí độc lập.
`+` Sự lãnh đạo tài tình và mưu trí của Ngô Quyền.
Câu `7`:
`-` Nghệ thuật là:
`+` Ngô Quyền biết tận dụng thủy triều của sông Bạch Đằng.
`+` Biết làm cạm bẫy khó lường.
`+` Bố chí quân mai phục và dùng thuyền nhỏ để lách khỏi đám cọc.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247