Câu 1 : Trình bày những chính sách của nhà Hán đối với nước ta . Trong đó chính sách nào là thâm độc nhất ?
- Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế vô lí, bắt nhân dân cống nộp sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,…
- Bắt những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.
- Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt. Bắt dân ta theo phong tục tập quán của người Hán, học chữ Hán,...
- Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,...
⟹ Những chính sách vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt.
Chính sách thâm hiểm nhất: muốn đồng hóa dân tộc ta về mọi mặt, biến nước ta trở thành một quận, huyện của chúng.
Câu 2: Nguyên nhân , Diễn biến , kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bả Trưng năm 40
Nguyên nhân
‐ Do chính sách thống trị tàn bạo của triều đại phong kiến phương Bắc.
‐ Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Tô Định giết chết.
Diễn biến
‐ Mùa xuân năm 40 ﴾ tháng 3 dương lịch ﴿. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ﴾ Hà Nội ﴿, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tìm hiểu Cổ Loa, Luy Lâu.
‐ Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hả, quân Hán ở các quận khác bị đánh tan.
Kết quả:
‐ Cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi. Lực lượng tham gia khởi nghĩa đông đảo, trong đó có phụ nữ đóng vai trò quan trọng. có chủ tướng chỉ huy là phụy nữ
Câu 3 : Việc nhân dân lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi nói lên diều gì ?
- Nhân dân ta thương tiếc, kính trọng, ghi nhớ công ơn Hai Bà Trưng và những người đã hi sinh vì độc lập, tự do của đất nước.
- Khẳng định tinh thần không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của nhân dân ta.
Câu 4 : Hãy ghi tên các địa phương có lập đền thờ hoặc đặt tên Hai Bà Trưng và các vị tướng cho đường phố tại địa phương đó
có 103 nơi thờ Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh ở 9 tỉnh, thành phố như:
- Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình trong đó riêng huyện Mê Linh có 25 di tích ở 13 xã
Mình biết nhiêu đây thôi !
$@$ $woory$
1,Nhà Hán có những chính sách sau:
+ Bắt nhân dân phải nộp các loại thuế như thuế muối,thuế sắt,..
+Hằng năm chúng bắt dân ta phải lên rừng ,xuống biển tìm sản vật quý như: ngọc trai ,đồi mồi, ngà voi,...để cống nạp
+Đưa người sang Hán sang các quận Cửu Chân ,Giao Chỉ.Bắt dân ta phải học chữ Hán, làm theo phong tục của chúng.
+Bắt đi những thợ thủ công có tay nghề cao.
(=)Tất cả những chính sách trên vô cùng tàn bạo và độc ác,luôn đẩy dân vào những tình thế cam go ,nguy hiểm...
Chính sách thâm độc nhất là đưa người hán sang ở chung với nhân dân,bắt dân học tiếng Hán,tập tục của người Hán.
mục đích của chính sách này là "thuần hoá"dân ta thành người Hán,dễ dàng biến nc ta thành những quận huyện của chúng.
2/Nguyên nhân: do chính sách ,của nhà Hán phong kiến quá đỗi bóc lột,tàn ác ,khiến dân ai oán khắp nơi , vì chồng của bà Trưng Trắc (Thi Sách) bị quân Hán giết.
Diễn biến: mùa xuân năm 40,(tháng 3 dương) Hai Bà Trưng bắt đầu phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội).Nghĩa quân nhanh chóng chiếm đc Mê Linh,dần đến Cổ Loa và Luy Lâu.
Tô Định hoảng hốt cải trang tháo chạy về Nam Hải.Quân Hán bị đánh tan.
Kết quả: Cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi.phụ nữ cũng góp công rất lớn.
3/Việc dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi cho thấy:
+Dân ta cực kì kính trọng cũng như thương tiếc cho những vị anh hùng thời xa xưa đã có công hi sinh , đánh giặc cứu nước.
+tinh thần bất khuất,không chịu để mất tự do,xiềng xích của dân ta.
4/mk không biết làm ,xin lỗi bạn:<
@ha09
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247