1, Nguyễn Tri Phương (1800-1873) là một đại danh thần Việt Nam thời nhà Nguyễn. Tên cũ của ông là Nguyễn Văn Chương, tự Hàm Trinh, hiệu là Đường Xuyên, quê làng Đường Long, xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông xuất thân trong một gia đình làm ruộng và nghề thợ mộc. Nhà nghèo lại không xuất thân từ khoa bảng nhưng nhờ ý chí tự lập ông đã làm nên cơ nghiệp lớn( thống lĩnh quân sự chống Pháp, đánh dẹp giặc cướp trên đất Bắc, chống giữ thành Hà Nội). Ông đã đem thân hiến cho nước, thành ra cả nhà cha con, anh em đều mất vì việc nước. Tấm gương quên mình vì nước của ông được nhân dân khâm phục, kính trọng.
2, Nguyễn Trung Trực là thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp vào nửa cuối thế kỷ 19 ở Nam Bộ- Việt Nam. Tên thật là Nguyễn Văn Lịch, sinh ra tại xóm nghề thôn Bình Nhựt, tổng Cửu Cư Hạ, huyện Cửu An, phủ Tân An, tỉnh Gia Định. Nguyên quán gốc Nguyễn Trung Trực ở xóm Lưới, thôn Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện Phù Cát, Thị Trấn Bình Định. Ông được học văn võ tại Bảo Định, Định Tường. Năm 1858 – 1859, ông đoạt giải quán quân võ đài tại Cai Tài, phủ lỵ Tân An. Võ sinh các môn phái tham gia võ đài đều tôn Nguyễn Văn Lịch làm thủ lĩnh Dân quân tham gia đánh giặc Pháp. Ông có công lớn trong việc đốt cháy tàu của Pháp, tiêu diệt quân Pháp ở đồn Kiên Giang. Sau đó, ông ra Phú Quốc và bị bắt; bọn Pháp hí hửng vì bắt được ông, chúng giở trò đối xử tử tế, rút quân và đưa ông từ Rạch Giá về Sài Gòn bằng tàu Hải Âu, cố hết sức khuyên ông theo Pháp để hưởng vinh hoa phú quý, chức tước, lợi lộc nhưng ông gác ngoài tai. Ngày 27 tháng 10 năm 1868, nhà cầm quyền Pháp đã đưa ông Trực ra pháp trường tại Rạch Giá và sai một người Khmer trên Tưa đưa ông ra hành hình, hưởng dương khoảng 30 tuổi.
3, Trương Định (1820 – 1864) là võ quan Triều Nguyễn, và là thủ lĩnh chống Pháp giai đoạn 1859 – 1864, trong lịch sử Việt Nam. Ông sinh tại làng Tư Cung, phủ Bình Sơn, Quảng Ngãi. Năm 1850, hưởng ứng chính sách khẩn hoang của tướng Nguyễn Tri Phương, Trương Định xuất tiền ra chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền ở Gia Thuận (Gò Công), vì thế, ông được nhà Nguyễn bổ làm Quản cơ, hàm chánh lục phẩm.Tháng 2 năm 1859, quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định. Sau đó, Trương Định đem quân đồn điền của mình lên đóng ở Thuận Kiều (Gia Định), và từng đánh thắng quân giặc ở Cây Mai, Thị Nghè. Đầu năm 1861, Pháp tấn công Gia Định lần thứ hai, Trương Định đem quân phối hợp với binh của tướng Nguyễn Tri Phương phòng giữ chiến tuyến Chí Hòa. Khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ, ông lui về Gò Công, cùng Lưu Tiến Thiện, Lê Quang Quyền chiêu binh ứng nghĩa, trấn giữ vùng Gia Định-Định Tường. Ngày 19 tháng 8 năm 1864, Huỳnh Công Tấn phản bội dẫn đường cho quân Pháp bất ngờ bao vây đánh úp, Trương Định bị trọng thương.
4, Phan Thanh Giản(1796–1867), là một quan đại thần triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, người đã đàm phán và chấp thuận cắt 3 tỉnh Nam Kỳ cho thực dân Pháp. Năm 1825, ông đậu Cử nhân khoa Ất Dậu. Sau đó một năm, ông đậu đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ khoa Bính Tuất niên hiệu Minh Mạng thứ 7. Ông là người đậu Tiến sĩ khai khoa ở Nam bộ, làm quan trải ba triều. Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha đổ bộ và tấn công tại cửa biển Đà Nẵng rồi lần lượt đánh chiếm các tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Ông Phan Thanh Giản với vai trò là Chánh sứ, đại diện cho triều đình Tự Đức ký kết hiệp ước hòa bình và hữu nghị Hòa ước Nhâm Tuất ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn. Tháng 11 năm 1868, vì làm mất Nam Kỳ, Triều đình Huế đã xử ông án "trảm quyết" (nhưng vì chết nên được miễn), lột hết chức tước và cho đục bỏ tên ông ở bia tiến sĩ. Mãi đến 1886, dưới thời Pháp thuộc, ông được vua Đồng Khánh khôi phục nguyên hàm Hiệp tá đại học sĩ và cho khắc lại tên ở bia tiến sĩ.
5, Hoàng Diệu (1829 - 1882) là một quan nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, người đã quyết tử bảo vệ thành Hà Nội khi Pháp tấn công. Tên thật của ông là Hoàng Kim Tích, quê tại làng Xuân Đài, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam. Năm 20 tuổi, ông đã đồng đỗ Cử nhân khoa Mậu Thân (1848) trong khoa thi Hương tại Thừa Thiên, năm 25 tuổi đỗ Phó bảng khoa Quý Sửu (1853), thời vua Tự Đức. Năm 1851, ông được vua Tự Đức bổ nhiệm làm Tri huyện Tuy Phước rồi Tri phủ Tuy Viễn (Bình Định). Từ 1879 đến 1882, Ông làm Tổng đốc Hà Ninh, chỉ đạo quân dân Hà Nội tử thủ chống lại quân đội Pháp, bất chấp triều đình Huế đã chấp nhận đầu hàng. Ngày 25 tháng 4 năm 1882, thành Hà Nội thất thủ, Hoàng Diệu đã tự vẫn tại Võ Miếu để không rơi vào tay đối phương. Người Hà Nội vô cùng đau đớn trước cái chết của ông, tổ chức khâm liệm và mai táng tại khu vườn Dinh Đốc học. Ngày 25 tháng 1 năm 1994, Khu lăng mộ Hoàng Diệu được công nhận là một di tích lịch sử - văn hóa của Việt Nam.
Giới thiệu về Nguyễn Trị Phương:
Tên thật là Nguyễn Văn Chương, quê làng Đường Long, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên, còn tên Nguyễn Tri Phương do vua Tự Đức cải tên (1850), hàm ý nói về con người nghĩa dũng, nhiều mưu chước. Từ đó, Nguyễn Tri Phương trở thành tên chính của ông. Xuất thân trong một gia đình nông dân, không được qua trường lớp, nhưng nhờ trí thông minh và ý chí tự học, tự lập cao, đã làm nên sự nghiệp
lớn. Bắt đầu từ chân thơ lại ở cấp huyện, do tài năng mà được tiến cử lên triều đình Minh Mạng, được thu dụng và lần lượt giữ nhiều chức vụ trọng yếu suốt ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
Năm 1823, làm điển bộ (bí thư ở nội điện), năm sau thăng Tu soạn, rồi thừa chỉ ở Nội các, hai năm sau thăng Thị độc, Thị giảng học sĩ (1827), rồi Hồng lô tự khanh (1831). Năm 1832, sung phái bộ sang Trung Quốc thương lượng về quan hệ thương mại. Năm 1835, được cử vào Gia Định cùng Trương Minh Giảng tổ chức lại việc khẩn hoang. Năm 1840, được bổ Tuần phủ Nam – Ngãi trông coi việc bố phòng cửa biển Đà Nẵng, thăng Tham tri bộ Công. Năm 1844, vua Thiệu Trị cử ông làm Tỏng đốc An – Hà (An Giang và Hà Tiên), rồi Tổng đốc Long – Tường (Vĩnh Long và Định Tường). Năm 1853, làm Kinh lược sứ Nam Kỳ.
Ngày 01/9/1858, tàu chiến Pháp – Tây Ban Nha dưới quyền chỉ huy của Rigault de Genouilly nổ súng, đánh chiếm Đà Nẵng. Quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu, ngăn bước tiến của giặc. Đô thống Lê Đình Lý trúng đạn, sau đó hy sinh. Vua Tự Đức điều Nguyễn Tri Phương, võ tướng số một của ta lúc đó, đang làm Kinh lược sứ Nam Kỳ ra làm Tổng thống quân thứ Quảng Nam. Ông đã bố trí lại lực lượng phòng thủ và đề ra phương thức tác chiến phù hợp với tương quan lực lượng giữa ta và địch lúc bấy giờ. Ông chủ trương tránh những mũi tiến công chính diện của địch, mà bao vây, đánh chặn địch ở mé ngoài, liên tục phục kích tiêu hao địch, làm vườn không nhà trống, cô lập địch với dân.
Thực tế những diễn biến tình hình quân sự ở Đà Nẵng sau đó đã minh chứng tài thao lược, và chiến thuật đánh địch của ông là hợp lý, đúng đắn. Đầu tháng 2-1859, Rigault de Genouilly buộc phải chuyển hướng tiến công vào Gia Định. Tháng 7-1860, Nguyễn Tri Phương lại được sung chức Gia Định quân thứ, Thống đốc quân vụ. Trong trận đánh ngày 25/10/1861, người em ruột của ông, Tán lý Nguyễn Duy tử trận, còn ông bị thương, đại đồn Chí Hòa thất thủ. Ông bị giáng chức lần nữa xuống làm Tham tri, sau đó được Tự Đức cho khôi phục hàm Binh bộ Thượng thư Đổng nhung quân vụ Biên Hòa.
Năm 1862, Nguyễn Tri Phương được cử ra làm Tổng thống quân vụ Hải An. Năm 1871, được điều về kinh, giữ chức Lại bộ Thượng thư. Tháng 7-1872, vì ở đất Bắc, giặc giã quấy nhiễu nhiều nơi, vị tướng tài ba này một lần nữa lại được cử làm Bắc Kỳ Khâm mạng Tuyên sát đổng sức đại thần thay vua để xử lý việc quân.
Ngày 19/11/1873, Francis Garnier theo lệnh của Soái phủ Nam Kỳ đánh úp thành Hà Nội và chỉ sau mấy giờ thì hạ được thành. Con trai ông, phò mã Nguyễn Lâm, trúng đạn chết tại trận, còn ông bị trọng thương. Giặc Pháp đưa ông xuống tàu để cứu chữa, nhưng ông khẳng khái từ chối. Chúng đem thuốc băng bó, ông giật đi, vứt bỏ, chúng đưa thức ăn vào miệng, ông đều phun ra, không chịu nuốt, mà nói rằng:”Bây giờ nếu ta chỉ gắng lây lất mà sống, sao bằng thung dung mà chết vì việc nghĩa”. Sau đó, ông tuyệt thực gần một tháng và mất ngày 1 tháng 11 năm Quý Dậu (20/12/1873).
Ghi nhận những đóng góp của ông, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã quyết định đặt tên một con đường mang tên Nguyễn Tri Phương dài 2.410m, rộng 16m, nối đường Điện Biên Phủ với đường Trưng Nữ Vương.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247