Ngày 5/6/1911, Người ra đi tìm đường cứu nước.
- Từ 1911 đến 1917: Người bôn ba qua nhiều nước trên thế giới. Qua đó, rút ra kết luận: ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị bóc lột nặng nề.
- Từ cuối năm 1917, dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc về Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp, hoạt động trong phong trào yêu nước của Việt kiều và phong trào công nhân Pháp.
-> Những nhận thức và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tuy mới bước đầu nhưng đã là điều kiện cần thiết để Người đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường cách mạng đúng đắn ở giai đoạn sau.
- Năm 1919, Người gửi tới Hội nghị Vec-xai Bản yêu sách của nhân dân An Nam để tố cáo đế quốc.
- Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Luận cương khẳng định: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
- Tháng 12-1920, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp, Người đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên và là một trong những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Như vậy đến năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam phải theo con đường cách mạng vô sản. Đó là con đường cứu nước đúng đắn, con đường kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản.
- Ngày 5-6-1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành từ cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) ra đi tìm đường cứu nước.
- Ngày 6-7-1911, Nguyễn Tất Thành đến cảng Mácxây
- Giữa tháng 12-1912, Nguyễn Tất Thành tới nước Mỹ, Người dành một phần thời gian để lao động kiếm sống, còn phần lớn thời gian dành cho học tập, nghiên cứu Cách mạng tư sản Mỹ năm 1776. Khi thăm pho tượng Thần Tự do, Nguyễn Tất Thành không để ý đến ánh hào quang quanh đầu tượng mà xúc động trước cảnh những nô lệ da đen dưới chân tượng.
- Cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành từ Mỹ sang Anh và cuối năm 1917 trở lại Pháp.
- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) giết hại biết bao sinh mạng, phá huỷ vô vàn của cải. Qua đó Nguyễn Ái Quốc càng hiểu thêm bản chất của chủ nghĩa tư bản.
- Xem xét Cách mạng tư sản Mỹ (1776) và Cách mạng tư sản Pháp (1789) đã giúp Nguyễn Ái Quốc học hỏi được nhiều điều. Tuy vậy, Người vẫn đánh giá những cuộc cách mạng tư sản là “những cuộc cách mạng không đến nơi”.
- Thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị bản yêu sách 8 điểm. Trong khi chờ đợi giải quyết vấn đề dân tộc tự quyết, Người chỉ đề cập những yêu sách “tối thiểu” và “cấp thiết”
- 1919, Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một đảng tiến bộ hồi bấy giờ, Người có dịp tiếp xúc, hoạt động với nhiều nhà chính trị nổi tiếng ở Pháp. Nguyễn Ái Quốc tìm hiểu và hoạt động trong phong trào công nhân, liên lạc và cùng hoạt động với nhiều nhà cách mạng ở nhiều thuộc địa Pháp.
- Khi được biết thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc ngưỡng mộ cuộc cách mạng đó, kính phục Lênin. Người đã tham gia nhiều cuộc vận động ủng hộ nhân dân Nga bảo vệ thành quả cách mạng. Tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba) ra đời, có ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng thế giới. Năm 1920, cuộc đấu tranh giữa hai con đường diễn ra quyết liệt trong nhiều đảng công nhân và ngày trong Đảng Xã hội Pháp: tiếp tục theo Quốc tế thứ hai tức là tiếp tục con đường cải lương hay đi theo Quốc tế thứ ba, con đường cách mạng.
- Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Luận cương đã giải đáp trúng những vấn đề mà Nguyễn Ái Quốc đang trăn trở tìm hiểu, giúp Người thấy rõ con đường thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc, nhận rõ lập trường của Lênin và Quốc tế thứ ba khác hẳn với những lời tuyên bố suông của Quốc tế thứ hai.
- Qua mười năm sống và làm việc ở những nước tư bản phát triển, Nguyễn Ái Quốc không choáng ngợp trước sự giàu có của giai cấp tư sản mà lại nhận thấy chế độ tư bản có nhiều khuyết tật. Người khẳng định dứt khoát chủ nghĩa tư bản không cứu được nước, không cứu được dân. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã giúp Nguyễn Ái Quốc nhanh chóng nhận ra chân lý thời đại: Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247