câu 1
Trong các môi trường tự nhiên, vi sinh vật có mặt ở khắp nơi, trong các môi trường và điều kiện sinh thái rất đa dạng.
- Trong đất: vi nấm, tảo
- Trong nước: vi khuẩn suối nước nóng, vi khuẩn lưu huỳnh,…
- Trong không khí: vi khuẩn, virut, xạ khuẩn, nấm men, mấm mốc, …
- Trong môi trường sinh vật: nấm men cadina albicans gây bệnh ở người
câu 2
Bình đựng nước thịt để lâu ngày sẽ có mùi thối vì có hiện tượng khử amin từ các axit amin do quá dư thừa nitơ và thiếu cacbon. VSV sẽ sử dụng axit hữu cơ làm nguồn cacbon, do đó có amôniăc bay ra. Bình đựng nước đường sẽ có mùi chua vì vsv thiếu nitơ và quá dư thừa cacbon cho nên chúng lên men tạo axit.
câu 3
Lên men là sự phân giải cacbon hiđrat xúc tác bởi enzim trong điều kiện kị khí, không có sự tham gia của một số chất nhận êlectrôn từ bên ngoài. Chất nhận êlectrôn ở đây thường là một chất trung gian hữu cơ xuất hiện trên con đường phân giải các chất dinh dưỡng ban đầu.
– Hô hấp hiếu khí là chuỗi các phản ứng ôxi hoá khử diễn ra ở màng (màng tế bào chất ở vi khuẩn và màng trong ti thể của vi sinh vật nhân thực) tạo thành ATP, chất nhận êlectrôn cuối cùng thường là một chất vô cơ như O2.
– Hô hấp kị khí là chuỗi các phản ứng ôxi hoá khử diễn ra ở màng (màng tế bào chất ở vi khuẩn và màng trong ti thể của vi sinh vật nhân thực) tạo thành ATP, chất nhận êlectrôn cuối cùng thường là chất vô cơ như N03⁻, SO42⁻, C02.
câu 4
Khi dưa muối đã chua, nếu để lâu và không đậy kín thì rất có thể xuất hiện lớp váng trắng trên bề mặt nước dưa. Đây là một loại nấm có sẵn trong không khí. Khi xâm nhập vào nước dưa, chúng sẽ phát triển trên bề mặt và phân giải axit lactic thành khí cacbônic, nước làm cho pH của dưa muối dần trở về trung tính (pH tăng cao). Chính nồng độ pH tăng cao đã tạo ra cơ hội để các loại vi khuẩn hoại sinh xâm nhập vào và gây hư hỏng dưa.
câu 5
Với độ pH trung tính, độ ẩm cao và là nơi đi vào của nhiều chất dinh dưỡng, khoang miệng trở thành môi trường sống lý tưởng của nhiều loài vi sinh vật. Đặc biệt trong số đó là vi khuẩn lactic. Khi chúng ta ăn kẹo thì vi khuẩn lactic sẽ biến phần đường dư thừa thành axit lactic thông qua quá trình lên men. Hợp chất hữu cơ này sẽ ăn mòn chân răng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập vào tuỷ răng gây viêm sưng, đau nhức (nhóm triệu chứng được gọi chung là sâu răng). Do vậy chúng ta nên hạn chế ăn kẹo nói riêng và đồ ngọt nói chung, nếu có thì nên đánh răng sau khi ăn để bảo vệ răng lợi.
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247