Trang chủ Hóa Học Lớp 8 Lưu ý:Làm dễ hiểu nhất có thể Đốt cháy hoàn...

Lưu ý:Làm dễ hiểu nhất có thể Đốt cháy hoàn toàn 11,2 g một hỗn hợp gồm Cu và Mg trong bình đựng 3,36 lít khí oxy (ở đktc). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn s

Câu hỏi :

Lưu ý:Làm dễ hiểu nhất có thể Đốt cháy hoàn toàn 11,2 g một hỗn hợp gồm Cu và Mg trong bình đựng 3,36 lít khí oxy (ở đktc). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sản phẩm thu được lần lượt là CuO và MgO 1. Viết phương trình hoá học xảy ra 2. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu 3. Cần bao nhiêu gam KClO3 để điều chế được lượng oxy cần dùng cho hỗn hợp trên?

Lời giải 1 :

Đáp án:+Giải thích các bước giải:

 Ta có: 

$n_{O_2}$ = $\frac{V_{O_2}}{22,4}$ = $\frac{3,36}{22,4}$ = 0,15(mol) 

Gọi x,y lần lượt là số mol của CuO và MgO(x,y>0) 

1,PT: $2Cu$ + $O_2$ $ \xrightarrow{t^o}$ $2CuO$ 
           $x$           $\frac{1}{2}x$           $x$

PT: $2Mg$ + $O_2$ $ \xrightarrow{t^o}$ $2MgO$ 
          $y$           $\frac{1}{2}y$             $y$ 

Ta có hệ phương trình: 

$\left \{ {{64x + 24y = 11,2 } \atop {\frac{1}{2}x + \frac{1}{2}y = 0,15 }} \right.$ ⇒ $\left \{ {{x=0,1(mol)} \atop {y=0,2(mol)}} \right.$  

2,

Theo PT: $n_{Cu}$ = $x$ = 0,1(mol) 

⇒ $m_{Cu}$ = $n_{Cu}$ . $M_{Cu}$ = 0,1 . 64 = 6,4(g) 

Theo PT: $n_{Mg}$ = y = 0,2(mol) 

⇒ $m_{Mg}$ = $n_{Mg}$ . $M_{Mg}$ = 0,2 . 24 = 4,8(g) 

3,

PT: $2KClO_3$ $\xrightarrow{t^o}$ $2KCl$ + $3O_2$  
               2.                   2.          3. 
Theo PT: $n_{KClO_3}$ = $\frac{2}{3}$ . $n_{O_2}$ = $\frac{2}{3}$ . 0,15 = 0,1(mol) 

⇒ $m_{KClO_3}$ = $n_{KClO_3}$ . $M_{KClO_3}$ = 0,1 . 122,5 = 12,25(g) 

Chúc bạn học tốt 

#U-Arsenal

Thảo luận

-- tus ơi tắt bl đi
-- cái bl đấy ko pk của tus đâu
-- khi nào ad nói "bình luận của bạn đã bị xóa"thì mới là của bn
-- https://hoidap247.com/cau-hoi/4698345
-- có người tìm

Lời giải 2 :

1,Phương trình hóa học:
2Cu+$O_{2}$ --> 2CuO (1)

2Mg+$O_{2}$ --> 2MgO (2)

2,Gọi số mol Cu là : x (0<x<x+y)
       số mol Mg là:y (0<y<x+y)

=>$n_{O2}$ (1) = $\frac{1}{2}$ . $n_{Cu}$ = $\frac{1}{2}$ . x

      $n_{O2}$ (2) = $\frac{1}{2}$ . $n_{Mg}$ = $\frac{1}{2}$ . y

      $n_{O2}$ (tổng) = $\frac{V_{O2}}{22,4}$=$\frac{3,36}{22,4}$ = 0,15 (mol)

Mà $n_{O2}$ (1) +$n_{O2}$ (2)=$n_{O2}$ (tổng)
=>$\frac{1}{2}$ . x + $\frac{1}{2}$ . y = 0,15 (*)

Ta có: $m_{Cu}$ = $n_{Cu}$ . $M_{Cu}$ = 64x

          $m_{Mg}$ = $n_{Mg}$ . $M_{Mg}$ = 24y

Mà $m_{Cu}$ + $m_{Mg}$ = 11,2(g)

=>64x + 24y = 11,2 (**)

Từ (*) và (**) =>$\left \{ {{\frac{1}{2}x+\frac{1}{2}y=0,15} \atop {64x+24y=11,2}} \right.$

Bạn tự giải hệ phương trình nhé.

=>x=0,1(mol)
     y=0,2(mol)
=>$n_{Cu}$=0,1(mol)

     $n_{Mg}$=0,2(mol)

=>$m_{Cu}$ = $n_{Cu}$ . $M_{Cu}$=0,1.64=6,4(g)
     $m_{Mg}$ = 11,2-6,4=4,8(g)

3,Phương trình hóa học:

2$KClO_{3}$ --> 2KCl + 3$O_{2}$ 
=>$n_{KClO3}$=$\frac{2}{3}$ .$n_{O2}$=$\frac{2}{3}$.0,15=0,1(mol)

=>$m_{KClO3}$ = $n_{KClO3}$ . $M_{KClO3}$=0,1.122,5=12,25(g)

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247