Trang chủ Sinh Học Lớp 8 Câu 5. Vi sao chúng ta không nên mang thai...

Câu 5. Vi sao chúng ta không nên mang thai kh ở tuổi vị thành niên A. Vì con sinh ra thường nhẹ cân và có ti lệ tử vong сао. B. Vì mang thai sớm thường man

Câu hỏi :

Bạn cần nhập nội dung câu hỏi!

image

Lời giải 1 :

Đáp án:

Câu 5. Vì sao chúng ta không nên mang thai khi ở tuổi vị thành niên

`\text{→ D. Tất cả các phương án trên}`

Câu 6. Nguyên nhân dẫn đến cận thị là

`\text{→ D. Cả A và B}`

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 7(1,5 điểm): Quá trình tạo thành nước tiểu gồm mấy quá trình và được xảy ra ở đâu?

- Quá trình tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình:

    + Quá trình lọc máu diễn ra ở cầu thận → nước tiểu đầu

    + Quá trình hấp thụ lại diễn ra ở ống thận

    + Quá trình bài tiết tiếp diễn ra ở ống thận tạo thành nước tiểu chính thức và ổn định một số thành phần của máu.

- Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở đơn vị chức năng của thận.

Câu 8 (2,0 điểm): Nêu cấu tạo của dây thần kinh tủy? Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?

 - Cấu tạo

* Có 31 đôi dây thần kinh tuỷ.

- Mỗi dây thần kinh tuỷ được nối với tuỷ sống gồm 2 rễ:

+ Rễ trước (rễ vận động) gồm các bó sợi li tâm: dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng

+ Rễ sau (rễ cảm giác) gồm các bó sợi hướng tâm: dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương

- Các rễ tuỷ đi ra khỏi lỗ gian đốt sống nhập lại thành dây thần kinh tuỷ.

* Dây thần kinh tuỷ là dây pha: vì gồm các bó sợi thần kinh cảm giác và các bó sợi thần kinh vận động, dẫn truyền xung thần kinh theo 2 chiều.

Câu 9 (3,5 điểm): Trình bày quá trình điều hòa lượng đường trong máu? Điều gì xảy ra nếu tuyến tuy không có khả năng tiết hoocmon insulin ?

- Khi đường huyết trong máu giảm, tuyến tụy tiết hoocmon glucagon tác động vào gan và chuyển hóa glicogen thành đường glucozo

- Đồng thời tuyến yên tiết ra ACTH kích thích vỏ tuyến trên thận tiết hoocmon cooctizon gây biến đổi protein và lipit thành đường glucozo

- Lượng đường ở 2 quá trình bổ sung cho nhau làm tăng đường huyết.

- Khi đường huyết trong máu tăng, tuyến tụy tiết hoocmon Insulin tác động vào máu và chuyển hóa đường glucozo thành glicogen dự trữ ở gan và cơ làm hạ đường huyết.

- Insulin ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu. Insulin chính là hormone làm ức chế sự chuyển hóa glycogen thành glucose và đi vào máu, nếu như thiếu hụt Insulin thì glycogen sẽ không ngừng chuyển hóa và đưa một lượng thừa thãi glucose vào máu gây ra đái tháo đường.

 

 

Thảo luận

-- bn ơi vô nhóm khum, cày ít cx đc ạ

Lời giải 2 :

Đáp án + Giải thích các bước giải :

Câu 5 : D. Tất cả các phương án trên

Câu 6 : D. Cả A và B

Câu 7 : Quá trình tạo nước tiểu của thận được thực hiện thông qua 3 giai đoạn: Quá trình lọc ở cầu thận. Quá trình tái hấp thu các chất từ ống thận vào máu. Quá trình bài tiết một số chất thải từ máu vào lại ống thận.

Câu 8 : 

- Mỗi dây thần kinh tủy bao gồm các nhóm sợi thần kinh cảm giác nối với tủy sống qua rễ sau (rễ cảm giác) và nhóm sợi thần kinh vận động, nối với tủy sống bằng các rễ trước (rễ vận động).

- Mỗi dây thần kinh tủy bao gồm các nhóm sợi thần kinh cảm giác nối với tủy sống qua rễ sau (rễ cảm giác) và nhóm sợi thần kinh vận động, nối với tủy sống bằng các rễ trước (rễ vận động).

Câu 9 : 

- Khi lượng đường trong máu tăng (thường sau bữa ăn) sẽ có kích thích các tế bào bêta của đảo tuy tiết insulin dể biến đổi glucôzơ thành glicôgen (dự trữ trong gan và cơ), ngược lại khi lượng dường trong máu hạ thấp (xa bữa ăn, khi hoạt động cơ bắp) sẽ kích thích các tế bào a của đảo tuy tiết glucagôn, gây nên sự chuyển huá glicôgen thành đường glucôzơ nhờ đó mà năng lượng glucôzơ trong máu luôn giữ được ổn định.

- Insulin chính là hormone làm ức chế sự chuyển hóa glycogen thành glucose và đi vào máu, nếu như thiếu hụt Insulin thì glycogen sẽ không ngừng chuyển hóa và đưa một lượng thừa thãi glucose vào máu gây ra đái tháo đường.

Chúc bạn học tốt !@!@!

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247