Trang chủ Sinh Học Lớp 10 Tế bào mẹ ban đầu có bộ nhiễm sắc thể...

Tế bào mẹ ban đầu có bộ nhiễm sắc thể (NST) là 2n = 20 thực hiện phân chia giảm phân. Quan sát tế bào ở một kì thấy có số 20 NST đơn. Hỏi tế bào đang ở kì nào

Câu hỏi :

Tế bào mẹ ban đầu có bộ nhiễm sắc thể (NST) là 2n = 20 thực hiện phân chia giảm phân. Quan sát tế bào ở một kì thấy có số 20 NST đơn. Hỏi tế bào đang ở kì nào của quá trình giảm phân? A kì giữa giảm phân I. B kì sau giảm phân I. C kì giữa giảm phân II. D kì sau giảm phân II. AD Câu 2 Trong quá trình giảm phân ADN được nhân đôi ở kì nào sau đây? A Kì trung gian của giảm phân I B Kì đầu của giảm phân I C Kì trung gian của giảm phân 2 D Kì đầu của giảm phân 2 Câu 3 Sau lần giảm phân I, hai tế bào con được tạo thành có số lượng NST kép là? A n NST kép B 2n NST kép C 3n NST kép D 4n NST kép Câu 4 Sau khi hoàn tất giảm phân II, từ một tế bào mẹ tạo thành bao nhiêu tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ ban đầu? A 1 B 2 C 3 D 4 Câu 5 Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về giảm phân? A Chỉ xảy ra ở các tế bào xoma B Có hai lần nhân đôi NST C Tế bào con có số NST đơn bội D Có một lần phân bào Câu 6 Kết thúc kì sau I của giảm phân, hai NST kép trong cặp tương đồng có hiện tượng? A Cùng di chuyển về một cực của tế bào B Cùng năm trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào C Mỗi chiếc phân li về một cực của tế bào D Không phân li Câu 7 Tế bào mẹ ban đầu có bộ nhiễm sắc thể (NST) là 2n = 24 . Vậy đến kì giữa của quá trình nguyên phân tế bào có số NST là: A 12 NST đơn. B 12 NST kép. C 24 NST đơn. D 24 NST kép. Câu 8 Tế bào mẹ ban đầu có bộ nhiễm sắc thể (NST) là 2n = 24 . Vậy kết thúc giảm phân II các tế bào con được tạo thành với số lượng NST là: A 12 NST đơn. B 12 NST kép. C 24 NST đơn. D 24 NST kép. Câu 9 Hiện tượng nào sau đây là phân chia tế bào? A Hiện tượng con sinh ra từ 1 cơ thể mẹ. B Hiện tượng 2 tế bào được sinh ra từ 1 tế bào mẹ ban đầu. C Hiện tượng 2 giao tử kết hợp với nhau thành hợp tử. D Hiện tượng 2 tế bào kết hợp với nhau thành 1 tế bào. Câu 10 Khi nói về chu kì tế bào, phát biểu nào sau đây là đúng? A Thời gian của 1 chu kì tế bào ở tất cả các sinh vật là giống nhau. B Thời gian của kì trung gian và các kì nguyên phân là như nhau ở tất cả mọi loại tế bào. C Thời gian và tốc độ phân chia tế bào ở các bộ phận khác nhau là như nhau. D Thời gian của chu kì tế bào tuỳ thuộc vào từng loại tế bào và tuỳ từng loài. AD Câu 11 Trong 1 chu kỳ tế bào, kỳ trung gian được chia làm mấy pha? A 1 pha B 3 pha C 2 pha D 4 pha Câu 12 Trong một chu kỳ tế bào, thời gian dài nhất là của : A Kì cuối B Kỳ đầu C Kỳ giữa D Kỳ trung gian Câu 13 Tế bào mẹ ban đầu có bộ nhiễm sắc thể (NST) là 2n = 20 thực hiện phân chia giảm phân. Quan sát tế bào ở một kì thấy có số 20 NST đơn. Hỏi tế bào đang ở kì nào của quá trình giảm phân? A kì giữa giảm phân I. B kì sau giảm phân I. C kì giữa giảm phân II. D kì sau giảm phân II. Câu 14 Nếu ở tinh trùng của một loài sinh vật có 14 NST thì tế bào thuộc cơ thể của loài đó có số lượng NST là? A 14 NST B 28 NST C 42 NST D 56 NST Câu 15 Nếu một tế bào của một sinh vật chứa 24 NST thì tinh trùng của loài sinh vật đó chứa bao nhiêu NST? A 3 B 6 C 12 D 24 Câu 16 Trong giảm phân hiện tượng nào sau đây có thể dẫn đếnlàm thay đổi cấu trúc NST? A Nhân đôi B Trao đổi chéo C Tiếp hợp D Co xoắn Câu 17 Đặc điểm có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân? A Có sự phân chia tế bào chất B Có hai lần phân bào C NST tự nhân đôi D Xảy ra sự co xoắn và dãn xoắn của NST Câu 18 Trong quá trình giảm phân, hiện tượng NST( nhiễm sắc thể) trao đổi chéo xảy ra ở kì nào sau đây? A Kì trung gian của giảm phân I B Kì đầu của giảm phân I C Kì trung gian của giảm phân 2 D Kì đầu của giảm phân 2 Câu 19 Thời gian của 1 lần nguyên phân của tế bào 1 loài là 17 phút trong đó kì trung gian kéo dài 5 phút, các kì còn lại có thời gian bằng nhau, các lần nguyên phân xảy ra với tốc độ bằng nhau, các lần nguyên phân diễn ra liên tiếp nhau. Hỏi đến phút thứ 32 thì tế bào đang ở kì nào của nguyên phân? A kì cuối. B kì đầu. C kì giữa. D kì sau. AD Câu 20 Tế bào mẹ ban đầu có bộ nhiễm sắc thể (NST) là 2n = 24 . Vậy kết thúc giảm phân I các tế bào con được tạo thành với số lượng NST là: A 12 NST đơn. B 12 NST kép. C 24 NST đơn. D 24 NST kép.

Lời giải 1 :

Đáp án:

- Tế bào mẹ ban đầu có bộ nhiễm sắc thể (NST) là 2n = 20 thực hiện phân chia giảm phân. Quan sát tế bào ở một kì thấy có số 20 NST đơn. Hỏi tế bào đang ở kì nào của quá trình giảm phân?

⇒ D. Kì sau giảm phân II

- Trong quá trình giảm phân ADN được nhân đôi ở kì nào sau đây?

⇒ A. Kì trung gian của giảm phân I

- Sau lần giảm phân I, hai tế bào con được tạo thành có số lượng NST kép là?

⇒ A. n NST kép

- Sau khi hoàn tất giảm phân II, từ một tế bào mẹ tạo thành bao nhiêu tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ ban đầu?

⇒ D. 4

- Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về giảm phân?

⇒ C. Tế bào con có số NST đơn bội

- Kết thúc kì sau I của giảm phân, hai NST kép trong cặp tương đồng có hiện tượng?

⇒ C. Mỗi chiếc phân li về một cực của tế bào

- Tế bào mẹ ban đầu có bộ nhiễm sắc thể (NST) là 2n = 24 . Vậy đến kì giữa của quá trình nguyên phân tế bào có số NST là:

⇒ D. 24 NST kép

- Tế bào mẹ ban đầu có bộ nhiễm sắc thể (NST) là 2n = 24 . Vậy kết thúc giảm phân II các tế bào con được tạo thành với số lượng NST là:

⇒ A. 12 NST đơn

- Hiện tượng nào sau đây là phân chia tế bào?

⇒ B. Hiện tượng 2 tế bào được sinh ra từ một tế bào mẹ ban đầu

- Khi nói về chu kì tế bào, phát biểu nào sau đây là đúng?

⇒ D. Thời gian của chu kì tế bào tuỳ thuộc vào từng loại tế bào và tuỳ từng loài

- Trong một chu kỳ tế bào, kỳ trung gian được chia làm mấy pha?

⇒ B. 3 pha

- Trong một chu kỳ tế bào, thời gian dài nhất là của:

⇒ D. Kỳ trung gian

- Tế bào mẹ ban đầu có bộ nhiễm sắc thể (NST) là 2n = 20 thực hiện phân chia giảm phân. Quan sát tế bào ở một kì thấy có số 20 NST đơn. Hỏi tế bào đang ở kì nào của quá trình giảm phân?

⇒ D. Kì sau giảm phân II

- Nếu ở tinh trùng của một loài sinh vật có 14 NST thì tế bào thuộc cơ thể của loài đó có số lượng NST là?

⇒ B. 28 NST

- Nếu một tế bào của một sinh vật chứa 24 NST thì tinh trùng của loài sinh vật đó chứa bao nhiêu NST?

⇒ C. 12

- Trong giảm phân hiện tượng nào sau đây có thể dẫn đến làm thay đổi cấu trúc NST?

⇒ B. Trao đổi chéo

- Đặc điểm có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân?

⇒ B. Có hai lần phân bào

- Trong quá trình giảm phân, hiện tượng NST (nhiễm sắc thể) trao đổi chéo xảy ra ở kì nào sau đây?

⇒ B. Kì đầu của giảm phân I

- Thời gian của 1 lần nguyên phân của tế bào 1 loài là 17 phút trong đó kì trung gian kéo dài 5 phút, các kì còn lại có thời gian bằng nhau, các lần nguyên phân xảy ra với tốc độ bằng nhau, các lần nguyên phân diễn ra liên tiếp nhau. Hỏi đến phút thứ 32 thì tế bào đang ở kì nào của nguyên phân?

⇒ C. Kì giữa

- Tế bào mẹ ban đầu có bộ nhiễm sắc thể (NST) là 2n = 24 . Vậy kết thúc giảm phân I các tế bào con được tạo thành với số lượng NST là:

⇒ B. 12 NST kép

 

Thảo luận

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247