Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Lý thuyết đầy đủ ngấn gọn và dễ hiểu bài...

Lý thuyết đầy đủ ngấn gọn và dễ hiểu bài KHỞI NGỮ VÀ LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN GẤP Ạ câu hỏi 4603390 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Lý thuyết đầy đủ ngấn gọn và dễ hiểu bài KHỞI NGỮ VÀ LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN GẤP Ạ

Lời giải 1 :

khởi ngữ:

+ vị trí: đứng trước CHỦ NGỮ

+ mục đích: nêu đề tài được nói đến trong câu

+ thường có các từ: về, đối với.....

=> ví dụ: về nghệ thuật, hai câu thơ "Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn/ Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng" có sử dụng phép điệp ngữ và hình ảnh ẩn dụ"Một ngọn lửa"

=> ở đây, khởi ngữ là VỀ NGHỆ THUẬT

 nêu đề tài: nghệ thuật trong hai câu thơ "Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn/ Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng"

=> cách vt khởi ngữ dễ nhất: thêm "về" , "còn"  ở đầu câu 

ví dụ: về nghệ thuật, còn Phương Định

Liên kết câu và liên kết đoạn:

mục đích: liên kết các câu văn, các đoạn văn, giúp cho các câu, các đoạn trở nên chặt chẽ, liên quan đến nhau

=> có 3 phép liên kết thường dùng: 

+ phép nối: thêm từ" Nhưng" vào đầu câu là dễ nhất. ví dụ: Khi Nho bị thương, PĐ và Thao vô cùng lo lắng. Nhưng các cô không hề tỏ ra yếu đuối mà luôn giữ cho mình sự mạnh mẽ, dũng cảm của những cô gái thanh niên xung phong.

+ phép lặp: lặp lại từ ngữ ở câu trước nó. ví dụ: Nhân vật để lại cho tôi nhiều ấn tượng sau đậm nhất chính là Phương Định. Phương Định là một cô gái Hà Nội.....

+ phép thế: sử dụng từ ngữ thay thế từ ngữ ở câu trước. dễ nhất là thay thế nhà thơ với tác giả. ví dụ: Vẻ đẹp của thiên nhiên trong bài thơ" đoàn thuyền đánh cá" đã được nhà thơ Huy Cận cảm nhận thật đẹp đẽ và tinh tế. Tác giả đã miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển.....

Thảo luận

-- https://hoidap247.com/cau-hoi/4603647 Bạn giúp mik với
-- dạ

Lời giải 2 :

Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ với, đối với,....

* Công dụng: Khởi ngữ có ý nghĩa quan trọng giúp câu nổi bật được ý muốn thể hiện tới người nghe và liên quan mật thiết với thành phần chính. Nếu bạn thấy một bộ phần của câu mà được đặt lên đầu khác với so trật tự thông thường thì nó có thể là khởi ngữ. Với ý muốn nhấn mạnh bộ phận được đưa lên trước đó.

Ví dụ: Về việc trồng hoa trong chậu thì cần phải lưu ý tới chất lượng đất, kích cỡ chậu và cách chăm sóc loại cây đó. Khởi nghĩa trong cây này chính là “về việc:, nó đứng đầu câu và đảm nhiệm giúp nổi bật ý chính được nêu trong câu.

Trường hợp khác, khởi ngữ còn đóng vai trò nêu chủ đề của sự việc, hiện tượng, bắt đầu một câu chuyện một cách hấp dẫn. Như vậy, khỏi ngữ mang nhiều ý nghĩa nên bạn cần hiểu rõ để vận dụng đúng trong từng trường hợp cụ thể. Tiếng Việt quan trọng tới yếu tố câu trôi chảy, sắp xếp từ ngữ đúng vị trí. Mỗi một từ trong câu đảm nhiệm chức năng riêng và giữa chúng có liên kết chặt chẽ với nhau.

 Ví dụ về khởi ngữ: 

– Về các môn tự nhiên, Nam là người học rất giỏi. “Về các môn tự nhiên” là khởi ngữ, Nam là chủ ngữ.

– Đối với chúng tôi, điều này thật bất ngờ. “Đối với chúng tôi” là khởi ngữ.

Liên kết câu và liên kết đoạn văn là sự kết nối ý nghĩa giữa câu với câu, giữa đoạn văn với đoạn văn bằng các từ ngữ có tác dụng liên kết làm cho đoạn văn, văn bản có nghĩa và giúp người đọc, người nghe dễ hiểu hơn ý kiến của người viết, người nói.

Ví dụ cách liên kết câu, liên kết đoạn

Ví dụ 1 Một con quạ khát nước. Tìm mãi nó mới thấy một cái bình chứa ít nước. 

Ta thấy trong ví dụ 1, các câu trong đoạn văn có tính liên kết về mặt nội dung và làm cho cả đoạn văn có ý nghĩa, người đọc có thể hiểu rõ ý nghĩa của câu chuyện kể về trí thông minh của con quạ. 

Có hai phương diện liên kết đoạn và liên kết câu là phép liên kết nội dung và phép liên kết hình thức. Trong phép liên kết nội dung được chia thành 2 loại chính là liên kết chủ đề và liên kết logic.

a. Liên kết chủ đề

Là kiểu liên kết mà các đoạn văn phải phục vụ một chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ một chủ đề chung của đoạn văn.

b. Liên kết logic

Là kiểu liên kết mà các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý. c. Những lưu ý khi sử dụng phép liên kết nội dung Nếu không có liên kết lô-gic thì liên kết chủ đề bị phá vỡ. Liên kết nội dung phải được trình bay theo một trình tự hợp lý như trình tự sắp xếp các đoạn văn, câu, nhiệm vụ các phần, không gian, thời gian, quy mô…

2. Liên kết hình thức Liên kết hình thức được chia thành 4 loại gồm phép thế, phép nối, phép lặp và phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng.

Phép lặp từ vựng: Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ (các từ liên kết đoạn văn ) đã có ở câu trước.

Phép đồng nghĩa trái nghĩa và phép liên tưởng: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.

Phép nối: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước.

Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước đó. 

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247