Hình dạng ngoài giun đất :
- Cơ thể dài, thuôn 2 đầu.
- Gồm nhiều đốt, mỗi đốt có vòng tơ, cơ đối xứng 2 bên.
- Đầu có miệng, đuôi có lỗ hậu môn, đai sinh dục có 3 đốt, lỗ sinh dục cái ở mặt bụng đai sinh dục, lỗ sinh dục đực dưới lỗ sinh dục cái.
Tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người là :
- Giun đũa kí sinh ở ruột non lấy chất dinh dưỡng của cơ thể, đôi khi có thể làm tắc ruột.
- Giun đũa kí sinh nếu chui vào ống mật sẽ làm tắc ống mật, gây đau bụng dữ dội, rối loạn tiêu hóa.
- Giun đũa tiết độc tố, làm cơ thể bị ngộ độc.
- Người mắc giun đũa có khả năng lây bệnh cao cho cộng đồng.
Cách phòng bệnh sốt rét :
- Diệt muỗi bằng phun tồn lưu và tẩm màn hoá chất diệt muỗi;
- Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, đốt hương muỗi. Ở tất cả các cửa sổ cũng như cửa ra vào người dân có thể đóng lưới và sử dụng quạt máy để giảm tối đa sự xâm nhập của muỗi vào nhà;
- Phun hóa chất diệt muỗi hoặc tẩm hóa chất vào màn, mắc màn mỗi khi đi ngủ.
- Bôi thuốc xua muỗi lên những nơi da hở
- Nhà cửa sắp xếp gọn gàng, đồ đạc ngăn nắp, không nên móc hay trêo đồ, mà nên xếp gọn vào tránh là nơi trú ngụ cho muỗi.
- Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh quanh nhà, làm nhà xa rừng và xa nguồn nước;
- Hạn chế bọ gậy: khơi thông dòng chảy, vớt rong rêu làm thoáng mặt nước.
- Huy động cộng đồng, và mọi người tham gia phòng bệnh.
CÁCH PHÒNG BỆNH GIUN SÁN KÍ SINH :
- Ăn chín uống sôi, không nên ăn nhiều thịt tái, thịt bò, lợn gạo.
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Không đi chân đất
- Vệ sinh nhà cửa, trường lớp sạch sẽ
- Không dùng các loại rau tưới bằng phân bắc ( phân người) vì có chứa trứng giun sán
Các loại rau thủy sinh cũng có thể chứa các ấu trùng của các loại sán
- Rửa sạch hoa quả, rau ... trước khi ăn
- Tẩy giun định kì 2 lần 1 năm
~~ học tốt nha~~
~ xin hay nhất và 5 vote nha~~
Đáp án:
- Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất:
+ Cơ thể dài, gồm nhiều đốt, cơ phát triển để có thể chun giãn, phần đầu có miệng, phần đuôi có hậu môn.
+ Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi chui bò (giun đất không có chân).
-Tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người.
+ Giun đũa kí sinh ở ruột non lấy chất dinh dưỡng của cơ thể, đôi khi có thể làm tắc ruột.
+ Giun đũa kí sinh nếu chui vào ống mật sẽ làm tắc ống mật.
+ Giun đũa tiết độc tố, làm cơ thể bị ngộ độc.
+ Người mắc giun đũa có khả năng lây bệnh cao cho cộng đồng.
- Cách phòng tránh bệnh sốt rét
+Tuyên truyền giáo dục về cách phòng tránh sốt rét. Bệnh sốt rét lưu hành chủ yếu tại các vùng có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới. ...
+ Dùng hóa chất. Sử dụng thuốc diệt côn trùng tẩm vào các màn và rèm hiện có trong nhà: ...
+ giắt màn trước khi ngủ
+ Uống thuốc dự phòng và điều trị sớm
- Cách phòng bệnh giun sán kí sinh
+ Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.
+ Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.
CHÚC BẠN HỌC TỐT
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247